Tai nghe True Wireless giá rẻ dễ mua, dễ hỏng

Tai nghe True Wireless giá vài trăm nghìn đồng, dùng lâu sẽ có hiện tượng tiếng bên to bên nhỏ, kết nối chập chờn.

Theo một hệ thống chuyên về tai nghe ở Hà Nội, tổng số sản phẩm TrueWireless tại thị trường Việt Nam trong năm 2020 đã hơn 100 mẫu, chiếm 40% số này là nhóm giá rẻ, từ 1 đến 2 triệu đồng.

Tai nghe True Wireless giá rẻ dễ mua, dễ hỏng

Tai nghe không dây nhỏ gọn kiểu True Wireless ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Nếu phân khúc giá hơn 2 triệu đồng tập trung các thương hiệu âm thanh quen thuộc, như Sennheiser, B&O, JBL, Jabra, Audio Technica, Sony, Samsung..., tầm dưới lại rất phức tạp và rộng lớn. Tai nghe giá rẻ có thể chia thành 3 nhóm: Sản phẩm của các hãng âm thanh, tai nghe với những cái quen thuộc, như Soul, Skullcandy, SoundMagic hay Defunc, Mee Audio...; sản phẩm của các hãng phụ kiện điện thoại như Xiaomi, Anker, Remax, Hoco... và tai nghe sao chép, nhái kiểu dáng , tên gọi của AirPods. Một số mẫu giá từ 200.000, 300.000 đồng, nhưng hầu hết đều chưa đến 1 triệu đồng. Nhóm sản phẩm thứ ba thường được bán trên các trang thương mại điện tử. Một số model đạt doanh số trung bình gần nghìn chiếc mỗi tháng.

Theo anh Nguyễn Phương, một người kinh doanh tai nghe lâu năm ở Hà Nội, tai nghe giá rẻ dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất. Dù giá không cao, chúng vẫn có nhiều tính năng, mang lại trải nghiệm không dây mới mẻ cho người dùng điện thoại phổ thông. Nhu cầu của những người này là thay thế cho tai nghe không dây truyền thống, không cần chất lượng âm thanh cao cấp và không muốn đầu tư nhiều tiền.

Tuy nhiên, sự đa dạng khiến cho thị trường tai nghe True Wireless giá rẻ ở Việt Nam khá hỗn loạn. Theo anh Phương, chất lượng âm thanh và kết nối của các mẫu giá vài trăm nghìn đồng có sự chênh lệch lớn với giá tiền 1 - 2 triệu đồng. Tai nghe True Wireless cần chip xử lý, kết nối không dây tốt để giữ ổn định với nguồn phát. Không ít sản phẩm giá rẻ sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng tiếng bên to, bên nhỏ, hay rớt âm thanh.

Ngoài ra, các mẫu dưới 1 triệu đồng không xứng đáng để nghe nhạc vì chất lượng của chúng kém hơn nhiều tai nghe có dây, do nhà sản xuất phải hy sinh phần âm thanh, bù đắp vào việc thêm các tính năng kết nối, pin. “Nếu dùng để chơi game hay xem phim,người dùng nên tránh những model này, do thường độ trễ tín hiệu lớn, gây ra hiện tượng hình trước, tiếng sau”, anh Phương nói.

Tai nghe True Wireless giá rẻ dễ mua, dễ hỏng

Nhiều tai nghe giá rẻ, giá vài trăm nghìn đồng nhưng có tính năng tương tự AirPods.

Người mua tốt hơn cả vẫn nên lựa chọn hàng có thương hiệu được đảm bảo, vì sản phẩm True Wireless cần dùng pin. Nếu kiểu dáng quá nhỏ, nên độ bền và tuổi thọ của sản phẩm sẽ kém, dễ trục trặc hơn nhiều tai nghe thông thường.

Tai nghe không dây nhỏ gọn True Wireless bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2017, khi Apple tung ra AirPods. Tuy nhiên, đây là sản phẩm đắt tiền ít người sắm được, vì giá từ 5 đến 6 triệu đồng. Cuối 2018, AirPods vẫn là biểu tượng của tai nghe True Wireless tại Việt Nam vì số lượng model dòng này chỉ trên đầu ngón tay. Hiện tại, số lượng sản phẩm mỗi năm tăng gấp đôi. Giá càng thấp, thương hiệu càng nhiều.

Theo EVN

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast