Viêm hạch bạch huyết mạc treo: Bệnh dễ nhầm lẫn

Các hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật. Trong viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột, các hạch bạch huyết trong màng ruột gắn vào thành bụng bị viêm - thường là do kết quả của một bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Bệnh thường lành tính và không để lại hậu quả gì. Tuy nhiên, nếu hạch sưng to gây nhiễm trùng mà không được theo dõi điều trị, có thể lây lan vào máu gây nhiêm trùng huyết đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Mạc treo gắn nối ruột với khoang bụng. Nó cũng giúp nhu động của ruột theo phạm vi nhất định trong ổ bụng. Nếu không cho mạc treo, ruột có khả năng sẽ thường xuyên xoay xoắn vặn trên chính nó gây tắc nghẽn.

Vì sao bị viêm hạch bạch huyết mạc treo?

Mặc dù ít được biết đến, còn có các hạch bạch huyết trong trường mạc - các mô mỏng gắn ruột đến thành bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của các hạch mạc treo ruột sưng là nhiễm virut, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột - thường được gọi là cúm dạ dày. Viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột cũng có thể do nhiễm vi khuẩn Yersinia, có thể đến từ việc ăn thịt heo nấu chưa chín hoặc uống sữa chưa được tiệt trùng hoặc nước bị ô nhiễm.

Một số trường hợp gặp ở trẻ em bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên trước hoặc trong khi viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột và các chuyên gia suy đoán rằng có thể có liên kết.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây viêm hạch mạc treo có thể là do nhiễm trùng huyết với các bệnh đường ruột và các loại kí sinh trùng gây nên viêm, đặc biệt phổ biến ở hồi tràng...

Viêm hạch bạch huyết mạc treo: Bệnh dễ nhầm lẫn

Viêm hạch bạch huyết mạc treo dễ nhầm với viêm ruột thừa.

Dễ nhầm với viêm ruột thừa

Viêm hạch mạc treo xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm hạch mạc treo hiếm khi nghiêm trọng và bệnh có thể thoái lui trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần, điều này làm nó khác với viêm ruột thừa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột có thể kéo dài vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Chúng bao gồm: đau bụng, thường tập trung ở phía dưới bên phải, nhưng cơn đau đôi khi có thể lan rộng hơn; Sốt; Tiêu chảy. Có thể kèm theo buồn nôn và ói mửa; người mệt mỏi...

Trong một số trường hợp sưng hạch bạch huyết được tìm thấy tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra một vấn đề khác. Viêm hạch mạc treo mà không gây ra các triệu chứng có thể cần kiểm tra đánh giá thêm bằng các xét nghiệm máu, chụp cắp lớp vi tính (CT) quét của bụng có thể giúp phân biệt giữa viêm ruột thừa và viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột. Siêu âm bụng cũng có thể được sử dụng.

Điều trị và phòng bệnh thế nào?

Với bệnh nhân bị viêm hạch mạc treo nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi kết hợp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý có thể giúp cơ thể nhanh hồi phục; Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước từ sốt, nôn mửa và tiêu chảy; Có thể làm giảm đau bụng bằng cách dùng một chiếc khăn ẩm ấm để chườm vùng bụng.

Tóm lại bệnh viêm hạch mạc treo thường mắc riêng lẻ và hiếm khi gây biến chứng. Nhưng nếu sưng hạch bạch huyết gây ra do nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn nguy hiểm mà không được điều trị thì vi khuẩn có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng (nhiễm khuẩn huyết). Chính vì vậy khi thấy có các biểu hiện của bệnh, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị triệt để.

Theo BS. Nguyễn Thị Phương/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast