Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Tổng thống Putin đã nhận thấy cơ hội cho thời kỳ phát triển mới của đất nước đã xuất hiện, nên bắt tay vào việc “xoá trở lực, tạo động lực”...

Nga thực hiện cuộc cách mạng về luật pháp

RT ngày 16/9 đưa tin, nhà nước Nga chuẩn bị có một cuộc cải tổ lớn về luật pháp, trong đó có việc huỷ bỏ nhiều văn bản luật và quy phạm pháp luật từ thời Liên Xô vẫn còn hiệu lực, nhưng đã trở thành rào cản đối với sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Dmitry Medvedev được giao trọng trách đứng đầu bộ phận đánh giá và sàng lọc những văn bản pháp luật bị cho là lỗi thời, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, từ đó đề xuất huỷ bỏ.

Theo RT, “một lượng khổng lồ các văn bản luật và dưới luật, khoảng 20.000 loại văn bản, vốn được ban hành từ năm 1917 đến năm 1991 tại Liên Xô và nước Nga thời Xô Viết, sẽ chính thức bị vô hiệu từ đầu năm 2020”.

Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Nước Nga như hỗn mang dưới thời Yeltsin

Xét trên góc độ khoa học nhà nước và pháp luật, từ khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991 cho đền trước khi diễn ra cuộc cải tổ về luật pháp trên quy mô lớn, nước Nga thời hậu Xô Viết đã trải qua 2 giai đoạn phát triển với nhiều sắc thái khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất là phát triển không định hướng dưới thời chính quyền Tổng thống Boris Yeltsin, mà kết quả là đưa nước Nga vào hỗn loạn. Cả nhà nước và pháp luật của Nga đều suy yếu dưới thời Yeltsin.

Nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô Viết đã tạo điều kiện và cuối cùng là bất lực trước hiện tượng “tội phạm hoá chính trị”, hậu quả là để nhiều kẻ phạm tội hình sự tham gia vào bộ máy công quyền, từ đó làm suy yếu nhà nước.

Khi nhà nước bị suy yếu bởi hiệu tượng tội phạm hoá chính trị thì vai trò của hệ thống pháp luật cũng bị suy giảm, thể hiện ra ở hai điểm chính: Một là văn bản hành chính nhà nước điều chỉnh văn bản luật, hai là sự đối chọi trọng hệ thống văn bản pháp luật.

Đây chính là nguyên nhân khởi phát cho việc chính quyền Nga dưới thời Yeltsin dung túng cho tội phạm có tổ chức, quyền lực của nhà nước bị suy giảm nghiêm trọng, lợi ích của người dân gần như không được bảo vệ bởi luật pháp.

Giai đoạn thứ hai là sau khi Tổng thống Putin nắm quyền. Giai đoạn này được chia làm 2 thời kỳ với định hướng phát triển khác nhau, nhưng cùng hướng tới một mục đích là khôi phục sức mạnh của nhà nước và khẳng định sức mạnh của luật pháp.

Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Ở thời kỳ đầu tiên , được xác định diễn ra trong hai nhiệm kỳ tổng thống và nhiệm kỳ thủ tướng của ông Putin, nhà lãnh đạo thứ 2 của nước Nga thời hậu Xô Viết tập trung khắc phục những sai lầm của người tiền nhiệm.

Về mặt nhà nước, trong thời kỳ đầu tiên, Tổng thống Putin đã hành động cứng rắn, quyết chấm dứt hiện tượng tội phạm hoá chính trị, thanh lọc bộ máy công quyền, từ đó khôi phục sức mạnh của nhà nước - định chế căn bản của hệ thống chính trị.

Về mặt luật pháp, trong giai đoạn này, chính quyền Putin vẫn phải sử dụng văn bản hành chính nhà nước trong nhiều trường hợp để đảm bảo quyền lực được thực thi. Vì vậy, luật pháp của nước Nga giai đoạn này vẫn chưa khẳng định được sức mạnh.

Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Ông Putin quyết không để Nga chỉ là siêu cường quân sự

Ở thời kỳ thứ 2 , được xác định diễn ra từ nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin cho đến nay, nhà lãnh đạo Nga đương thời đã tập trung vào hoàn thiện cả thể chế lẫn cơ chế, qua đó khẳng định sức mạnh của nhà nước và pháp luật Nga.

Có thể thấy, chưa bao giờ hoạt động lập pháp ở Nga lại sôi động như trong nhiệm kỳ 3 và thời gian đầu nhiệm kỳ 4 của Tổng thống Putin. Và cũng chưa bao giờ thấy việc áp dụng luật pháp trong quả lý và điều hành ở Nga triệt để như thời gian qua.

Chính vì tập trung hoàn thiện thể chế và cơ chế, đẩy mạnh lập pháp và tăng cường hành pháp nên Tổng thống Putin và chính quyền Nga đã nhận ra trở lực từ những “di sản thừa kế” đối với sự phát triển của đất nước, trong đó đặc biệt là về luật pháp.

Chẳng hạn Quy định năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về tiêu chuẩn sản xuất các sản phẩm ngũ cốc (GOST), trong đó có sản xuất các loại bánh mì, nhưng đến nay hầu hết các quy định đã trở nên quá lạc hậu và đã vô hiệu trong thực tế.

Hay Nghị quyết năm 1958 của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà Liên bang Nga cấm sử dụng đồ nội thất mềm cũng như vải len và lụa trong trang trí văn phòng các cơ quan nhà nước và các cơ sở công cộng, đã trở nên quá lỗi thời..., theo RT.

Rõ ràng, yêu cầu khắc phục sự lỗi thời của hệ thống luật pháp đã trở nên cấp bách, vì vậy chính quyền Tổng thống Putin đã quyết thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, mà theo giới quan sát thì đây thực sự là cuộc cách mạng về luật pháp ở nước Nga.

Tổng thống Putin chính thức đưa nước Nga vào giai đoạn phá tr iển thứ 3 thời hậu Xô Viết

Sau khi giúp Nga đạt những thành quả đáng tự hào trong thời cấm vận, dường như Tổng thống Putin nhận thấy dấu hiệu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước đã xuất hiện, nên ông bắt tay vào việc chuẩn bị đón vận hội bằng “xoá trở lực, tạo động lực”.

Việc thực hiện cuộc cách mạng về luật pháp được xem một phần của công cuộc “xoá trở lực, tạo động lực” và qua động thái này có thể nhận diện Tổng thống Putin đã chính thức đưa nước Nga vào giai đoạn phát triển thứ 3 thời hậu Xô Viết.

Có thể thấy Tổng thống Putin đã chính thức xác lập các điều kiện cho giai đoạn phát triển thứ 3 của nước Nga thời hậu Xô Viết bằng Thông điệp Liên bang năm 2018, với việc giới thiệu mô hình kinh tế 6 trong 1.

Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Tổng thống Putin quyết xoá trở lực, tạo động lực để đưa nước Nga tiến lên

Trong Thông điệp Liên bang năm 2018 - và cũng được xem là Cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ 4 của ông Putin - nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga đã xác định nâng cao chất lượng sống cho người dân là mục đích chương trình hành động của mình.

Người đứng đầu Điện Kremlin đã nêu cách thức hiện thực hoá mục đích đó bằng việc phát triển 1 nền kinh tế phục vụ, trong đó nhà nước phải xây dựng chính sách hướng tới hoàn thành 6 tiêu chí quan trọng.

(1) Đảm bảo sự kế thừa, biến giá trị của lịch sử thành động lực, nguồn lực cho đất nước, (2) Đảm bảo sự ổn định xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế, (3) Hoàn thiện thể chế để đảm bảo bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội.

(4) Gia tăng phúc lợi xã hội để thực hiện tốt nhất quá trình tái phân phối thu nhập xã hội, (5) Tạo điều kiện để phát triển đồng đều giữa các vùng miền, (6) Hỗ trợ công cụ giúp người dân tự biến vận hội đất nước thành lợi ích cá nhân.

Nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga đã ước vọng xây dựng một xã hội ưu việt - lấy con người làm trung tâm , thúc đẩy phát triển nền kinh tế phục vụ 6 trong 1, đặc biệt là cân bằng thu nhập và nâng cao tái phân phối thu nhập.

Để hiện thực hoá Thông điệp Liên bang, bắt tay vào xây dựng nền kinh tế 6 trong 1, đưa nước Nga vào giai đoạn phát triển thứ 3 thời hậu Xô Viết, Tổng thống Putin đã có 3 bước đi mang tầm chiến lược.

Thứ nhất , ban hành Sắc lệnh tháng Năm của Tổng thống Liên bang Nga, được ông Putin công bố ngày 7/5/2018, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ chiến lược phát triển đến năm 2024.

Theo Sắc lệnh tháng Năm, đất nước Nga cần một bước đột phá, nhất là đột phá về kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt là sử dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lực cơ bản nhất của một nền sản xuất, đó là lực lượng lao động.

Đây được xem như là cuộc cách mạng về kinh tế ở nước Nga thời Putin, mà mục đích là đảm bảo cho quan hệ sản xuất phát triển theo kịp lực lượng sản xuất, từ đó đảm bảo khai thác tốt nhất mọi nguồn lực của đất nước.

Thứ hai , thực hiện chương trình cải cách hưu trí, kéo dài độ tuổi lao động. Đây được xem là phương thức sử dụng đầy đủ và hiệu quả nhất nguồn lực lao động của nước Nga, mà bị cho là lãng phí trong một thời gian dài.

Putin đưa nước Nga vào giai đoạn 3 thời hậu Xô Viết!

Một nước Nga phát triển và thịnh vượng đã với nòng cốt là nền kinh tế 6 trong 1 đã dần thành hình

Ngày 14/6/2018, Thủ tướng Dimitri Medvedev đã trình bày kế hoạch cải cách hưu trí và có hiệu lực từ năm 2019, theo đó, tuổi về hưu đối với nam giới ở Nga là từ 60 đến 65 tuổi, và với phụ nữ là 55 đến 63 tuổi.

Kéo dài tuổi lao động là cách tăng chất lượng sống thiết thực nhất, khi mỗi cá nhân có trách nhiệm đầu tiên nhất trong nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, từ đó nâng cao giá trị sức lao động, nâng cao thu nhập xã hội.

Chương trình cải cách hưu trí ở Nga được xem như cuộc cách mạng về lao động và thu nhập, và là nền tảng cho việc xây dựng một xã hội mới tại xứ sở bạch dương, sau hơn 1/4 thế kỷ chế độ Xô Viết biến mất.

Thứ ba , thực hiện cuộc cải tổ sâu rộng về luật pháp, tạo sự thay đổi căn bản về nhà nước và luật pháp, đảm bảo cho thượng tầng kiến trúc có sự phát triển đồng điệu nhất với hạ tầng cơ sở.

Khi thực hiện cuộc cách mạng về luật pháp, không khó nhận diện Tổng thống Putin muốn đảm bảo cho nước Nga của ông là một cường quốc thực sự, chứ không chỉ là siêu cường quân sự. Bởi cường quốc thì luôn phải mạnh về luật pháp.

Với những gì đã, đang và sẽ diễn ra, cho thấy Tổng thống Putin đã quyết định đưa nước Nga vào giai đoạn phát triển thứ 3 ngay trong thời cấm vận. Như vậy, cấm vận của Mỹ-phương Tây đã được Putin biến thành động lực phát triển cho nước Nga.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast