Xuất khẩu vũ khí đến 70 nước, Nga vẫn xếp sau Mỹ

Theo số liệu của Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), năm 2015, Nga đã xuất khẩu quốc phòng đến 70 nước khác nhau. Tuy nhiên, thành tích này vẫn kém xa Mỹ.

Thông tin này được DIA dẫn số liệu từ Rosoboronexport - công ty sản xuất vũ khí quân sự của nhà nước Nga - chiếm 85% lượng vũ khí xuất khẩu, một mình công ty này bán thiết bị quân sự cho khoảng 70 nước trong năm 2015. Hơn 10 công ty nhỏ hơn chiếm 15% lượng vũ khí xuất khẩu, tổng trị giá khoảng 2 tỉ USD/năm.

Điều này có nghĩa là con số thực tế các nước mua vũ khí của Nga trong năm 2015 chắc chắn hơn 70 nước - phát ngôn viên DIA, ông William Marks nói với tờ Business Insider. DIA cho biết thêm, Nga đã thu được khoảng 14.5 tỉ USD từ các hợp đồng quốc phòng cho khách hàng trong năm 2015.

xuat khau vu khi den 70 nuoc nga van xep sau my

Tiêm kích Su-30SM hoạt động tại Syria.

Theo tình báo Mỹ, dù rất ấn tượng với những gì Nga đạt được nhưng so với thành tích xuất khẩu quốc phòng Mỹ thì điều đó chưa thấm tháp vào đâu. Theo The New York Time Mỹ tiếp tục duy trì vị trí trong Top các quốc gia xuất khẩu vũ khí năm 2015, chiếm gần một nửa sản lượng của thế giới.

Trong năm 2015 Washington đã ký kết được hợp đồng cung cấp vũ khí có giá trị lên đến 40 tỷ USD, qua đó vẫn duy trì được vị thế đứng đầu của mình về bán vũ khí trên toàn cầu.

Nga chiếm vị trí thứ ba với tổng giá trị các hợp đồng khoảng 11,1 tỷ USD. Trong khi đó năm 2014 Nga xuất khẩu vũ khí cao hơn và khoảng 11,2 tỷ USD. Thông tin này được tờ The New York Times trích dẫn từ báo cáo của cơ quan nghiên cứu Quốc hội.

Tổng số tiền buôn bán vũ khí của Mỹ chiếm khoảng một nửa trong tổng số các hợp đồng bán vũ khí được ký kết trong năm 2015 trên thế giới.

Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, đứng thứ hai trong Top quốc gia cung cấp vũ khí thuộc về Pháp, số tiền họ thu được từ xuất khẩu vũ khí khoảng 15 tỷ USD, theo sau là Nga và Trung Quốc. Ngoài ra các nhà phân tích của Mỹ chỉ ra rằng việc mua bán vũ khí bị sụt giảm so với năm 2014 khoảng 10%.

Quốc gia mua vũ khí lớn nhất là Qatar (hợp đồng trên 17 tỷ USD), Ai Cập (12 tỷ USD) và Saudi Arabia (8 tỷ USD). The New York Times lưu ý rằng, tổng giá trị thương mại của thị trường vũ khí trên thế giới giảm từ 89 tỷ USD năm 2014 xuống 80 tỷ USD năm 2015, nguyên nhân được cho từ bối cảnh của các quốc gia đang phát triển.

Trong năm 2015 những quốc gia này đã chi để nhập khẩu vũ khí là 65 tỷ, trong khi năm 2014 con số này là 79 tỷ USD. Tuy nhiên Pháp và Mỹ là hai quốc gia tăng giá trị hợp đồng bán vũ khí trong năm 2015 và số tiền tăng của hai quốc gia này lần lượt là 9 tỷ USD và 4 tỷ USD.

Vũ khí của Mỹ được xuất khẩu trên toàn thế giới và đã có thương hiệu cho riêng mình, bao gồm: Máy bay phản lực chiến đấu Lockheed Martin F-16 Falcon, súng trường M4A1 (có khoảng 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng súng này), hệ thống tên lửa “đất đối không” Patriot, máy bay vận tải Lockheed C-130 Hercule và rất nhiều loại vũ khí và trang thiết bị quân sự khác.

Tuy nhiên so với năm 2015, năm 2016 vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga chứng minh sự hiệu quả của nó và làm cho thế giới kinh ngạc. Theo các chuyên gia nghiên cứu, năm 2016 vị trí này có đã có nhiều thay đổi.

Đặc biệt, các quốc gia đồng minh với Mỹ như Saudi Arabia, Qatar... đã bắt đầu muốn mua vũ khí Nga sau những màn phô diễn sức mạnh cực ấn tượng trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast