Đến 2020, phấn đấu 100% sản phẩm nông sản được bảo quản, chế biến

UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2020, về bảo quản sẽ phấn đấu 100% sản phẩm nông sản (kể cả giống, thương phẩm) được bảo quản, chế biến ở các cấp độ khác nhau, đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng; giảm mức tổn thất trong phơi sấy, bảo quản nông sản còn 5%; 100% sản lượng các loại sản phẩm thịt, thủy sản được sơ chế, bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm mức tổn thất sản phẩm sau khai thác từ 25 - 30% xuống còn 10 - 15%;

Đến năm 2020, phấn đấu 100% sản phẩm nông sản (kể cả giống, thương phẩm) được bảo quản, chế biến ở các cấp độ khác nhau

Đến năm 2020, phấn đấu 100% sản phẩm nông sản (kể cả giống, thương phẩm) được bảo quản, chế biến ở các cấp độ khác nhau

Về chế biến, phấn đấu 90% sản phẩm sản xuất được ứng dụng công nghệ trong các khâu bảo quản, chế biến đa dạng theo các cấp độ khác nhau; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ trong chế biến tăng trung bình 15%/năm;

Về tiêu thụ, hình thành mạng lưới tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh đều có mạng lưới tiêu thụ ổn định, hình thức tiêu thụ bằng hợp đồng chiếm từ 45 - 50% tỷ lệ sản phẩm; phấn đấu 70% các sản phẩm của tỉnh có thị trường tiêu thụ trong nước ổn định và 30% phục vụ xuất khẩu.

Giải pháp mà đề án đưa ra là quy hoạch và tổ chức lại sản xuất theo hướng cơ giới hóa sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu tập trung và phát triển các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tập trung đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong bảo quản, chế biến, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm; tìm kiếm, đẩy mạnh phát triển thị trường; đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới và nâng cao hoạt động quản lý.

Dự kiến nhu cầu vốn đến năm 2020 của đề án khoảng 5.904 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 158, 5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 945,6 tỷ đồng (vốn lồng ghép dự án 738,7 tỷ đồng), nguồn nhà đầu tư và nguồn tháng 4.800 tỷ đồng.

Sản phẩm chủ yếu của Hà Tĩnh gồm:

- Nông sản: lúa, lạc, rau, củ, quả các loại.

- Chăn nuôi: lợn, hươu, bò.

- Thủy hải sản: tôm và các loại thủy sản có sản lượng lớn.

- Lâm nghiệp: gỗ rừng trồng.

- Vật liệu xây dựng: gạch không nung, vật liệu mới, vật liệu thân thiện môi trường và một số sản phẩm khác.

- Khoáng sản: titan, mangan, sericit.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast