Cấp cứu cho người bị ngộ độc như thế nào?

Khi gặp trường hợp này, phản xạ đầu tiên của nhiều người là xoa dầu gió, rượu quế, rượu hồi - đây là sai lầm nguy hiểm khiến nạn nhân bị nặng thêm.

Trong cuộc sống rất hay xảy ra tình trạng ngộ độc. Nếu không biết xử lý, nạn nhân có thể gặp nguy hiểm. Do đó, kỹ năng sơ cứu rất quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm cơ bản giúp bạn xử trí cấp cứu kịp thời khi gặp trường hợp ngộ độc.

Ngộ độc thức ăn

Trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là mới bị sau bữa ăn 1-2 giờ bằng các biện pháp như : lấy muối ăn 1 thìa canh (25 g) sao qua, pha vào một bát nước sôi cho uống 3 lần, mỗi lần cách nhau chừng 10 phút hoặc dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), bảo bệnh nhân há miệng đưa vào gần cuống họng sẽ nôn ngay hoặc dùng ngón tay ngoáy họng cũng có hiệu quả.

Sau đó, cho uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc. Có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Nếu biết bệnh nhân ngộ độc từ nguồn thức ăn gì thì có thể dùng các vị thuốc, bài thuốc tương ứng như :

- Thịt: dùng sơn tra 12 g sắc uống

- Chất bột: dùng mạch nha 12 g, thần khúc 12 g sắc uống

- Rau sống và hoa quả: dùng can khương 10 g, thần khúc 10 g sắc uống

- Tôm cá, cua: dùng cành tía tô 12 g, trần bì 10 g sắc uống

- Cá: dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống

- Thịt lợn: dùng hành củ 100g giã nát vắt lấy nước uống

- Thịt dê: dùng lá và hạt mướp đắng 100g sắc uống

- Thịt trâu bò: dùng tương ăn 100 ml hòa với 20 ml nước gừng tươi uống

- Thịt gà: dùng lá chanh 100g sắc uống

- Thịt chó: dùng lá và củ giềng sao, rau má, mỗi thứ 30g sắc uống.

Ngộ độc sắn

Có thể dùng một trong những bài thuốc như:

- Cua đồng tươi (rửa qua nước sôi) 10-20 con giã nhỏ, hòa với 1 bát nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước cốt uống. Bài này dùng chung cho cả gia súc bị ngộ độc sắn.

- Mật mía 200-300 ml hoặc nước đường pha đậm uống.

- Cam thảo bắc 20 g hoặc cam thảo đất 50 g sắc uống.

- Tương ăn 150-200 uống.

- Rau muống sống 100g cắt đoạn rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, đem trộn với 50 g cám gạo tẻ, bọc vào vải sạch vắt lọc lấy nước uống.

- Nước cốt rau má 100 ml, nước cốt lá sắn dây 50 ml hòa với mật hoặc nước mía hoặc nước đường uống.

Chú ý: cấm không được dùng các loại thuốc đau bụng như viên rửa, thuốc gió, rượu quế, rượu hồi... rất nguy hiểm vì làm bệnh nặng thêm.

Ngộ độc dứa

Có thể dùng một trong một trong các bài thuốc như:

- Vỏ dứa (loại dứa bị ngộ độc) 100 g, cam thảo hoặc mộc nhĩ đen 15-25 g sắc uống, mỗi thang sắc 2-3 lần.

- Bồ công anh 12 g, ké đầu ngựa 15 g, lá dâu 16 g, kinh giới 16 g, thổ phục linh 16 g, cam thảo hoặc đậu xanh 4 g, sắc lấy nướ uống.

Chú ý: tránh rửa nước, quạt lạnh, mùi khét, bụi lông vải… kiêng tôm, cua, sò… Khi ổn định cho uống trà đường.

Ngộ độc nấm

Trước hết nên làm động tác gây nôn để thải hết thức ăn. Sau đó, dùng một trong những bài thuốc như : Mộc nhĩ đen hoặc nấm hương 25-40 g sắc 3 lần, mỗi lần lấy 200 ml, uống 3 lần. Nếu dùng nấm hương có thể cho thêm 10 cái thì càng tốt, hiệu quả của nấm hương cao hơn mộc nhĩ; Đậu xanh 200 g (chừng 1 bát), đem tán nhỏ, nấu đặc lấy nước uống hoặc cho vào một ít gạo nếp nấu thành cháo ăn; Rau khoai lang sống 50 ngọn, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống; Óc thỏ 5 cái và dạ dày thỏ 2 cái, làm sạch, thái nhỏ rồi trộn đường ăn sống.

Ngộ độc hải sản (tôm, cá, sò, cá nóc…)

Ngộ độc cá, tôm, sò… dùng lá tía tô tươi 50 g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Ngộ độc cá nóc dùng ngọn khoai lang 50-6 0g, muối ăn 6 g, hai thứ đem giã lẫn, vắt lấy 1 bát nước uống trong ngày.

Ngộ độc thuốc

Tất cả các loại thuốc khi ngộ độc sau động tác gây nôn có thể dùng nước cốt rau muống 150 ml hoặc sắc nước củ khúc khắc (thổ phục linh) 200 ml uống. Riêng ngộ độc thuốc phiện đốt 100 g bông gòn pha với nước uống; ngộ độc mã tiền dùng cạo rỉ sắt 100 g giã nhỏ hòa với nước sôi gạn trong uống; ngộ độc cà độc dược dùng vỏ đậu xanh 160 g, liên kiều 40 g, kim ngân hoa 80 g, cam thảo 20 g sắc với 2 lít nước còn 200 ml, cách 2 giờ uống 1 lần; ngộ độc lá ngón cho uống thật nhiều nước cam thảo; ngộ độc thạch tín dùng bột xuyên tiêu (sao) 100g, sáp ong vừa đủ luyện thành viên, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g; ngộ độc thuốc trừ sâu dùng nước chanh hoặc nước mắm uống…

Theo Zing.vn

Trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast