Đài Loan lên tiếng về kết luận Formosa gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam

Đài Loan chỉ đạo cơ quan đại diện ở Việt Nam chủ động phối hợp trong cách giải quyết khủng hoảng môi trường do công ty Formosa gây ra ở miền Trung Việt Nam.

dai loan len tieng ve ket luan formosa gay ca chet hang loat o viet nam

Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

"Đài Loan trước sau luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước sở tại, dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh Đài Loan, thậm chí là ảnh hưởng quan hệ ngoại giao", thông tấn xã Đài Loan CNA hôm nay dẫn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được Việt Nam xác nhận là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng 4.

Cơ quan đại diện chính quyền Đài Loan tại Việt Nam đã nhận được chỉ đạo phối hơp chặt chẽ với Hà Nội để nhanh chóng "giải quyết vấn đề".

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết vụ Foromosa xả thải gây chết cá ở miền Trung Việt Nam là "sự kiện riêng lẻ", đề nghị Việt Nam có biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đài Loan cũng như an toàn về tài sản và con người.

Chiều 29/6, bảy đại diện của Formosa hai lần gập người xin lỗi nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.

Thay mặt hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, ông Trần Nguyên Thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đọc bản xin lỗi dài gần 7 phút.

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt. Đây là sự cố môi trường lớn nhất xảy ra ở Việt Nam.

Theo Văn Việt/VnExpress

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast