Cán bộ ngại đối thoại, chất vấn

Về công tác ở cơ sở, trao đổi với nhiều cán bộ, đảng viên, tôi nghe họ phản ánh: việc tiếp xúc, đối thoại, chất vấn ở trong Đảng còn ít và kém hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng, lâu nay, chưa có chất vấn thực sự trong sinh hoạt và đại hội ở các tổ chức Đảng. Nhiều nơi chưa coi trọng và tạo điều kiện tốt đáp ứng nhu cầu thông tin, thông báo đối thoại, chất vấn của cán bộ, đảng viên nhằm phát huy quyền dân chủ trong Đảng, trong tổ chức chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội...

Sinh hoạt tư tưởng

Trong thực tế, một số cán bộ lãnh đạo sợ đối thoại, ngại chất vấn. Với những người này, khi buộc phải trả lời chất vấn thì đọc bài chuẩn bị sẵn, nêu vấn đề nhưng không có giải pháp cụ thể để thực hiện.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói chuyện với người dân Văn Giang sau buổi đối thoại ngày 8/11/2012 mà tại buổi đối thoại này ông đã xin nhận lỗi với người dân. Ảnh: Internet
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói chuyện với người dân Văn Giang sau buổi đối thoại ngày 8/11/2012 mà tại buổi đối thoại này ông đã xin nhận lỗi với người dân. Ảnh: Internet

Việc đối thoại và chất vấn là cần thiết, quan trọng đối với cán bộ, đảng viên; vừa là nhu cầu, vừa là một loại quyền. Cấp ủy, bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan phải có kế hoạch định kỳ tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, đảng viên. Làm tốt đối thoại sẽ có tác dụng lớn, qua đó những vướng mắc được giải đáp trực tiếp và kịp thời, khó khăn được tháo gỡ. Đây cũng là dịp để cấp trên và cấp dưới hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thuận lợi; đồng thời là dịp tốt để cấp trên nghe cấp dưới, cấp dưới được thông tin, giải thích, hiểu được bản chất của vấn đề.

Thực tế ở nhiều địa phương, cơ sở, sau những cuộc đối thoại đã tạo không khí phấn khởi, nhiều bức xúc được giải tỏa; tình hình ổn định và phong trào chuyển biến mạnh mẽ hơn. Đó là việc làm hay, cần được phát huy và nhân rộng.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast