Vũ khí duy nhất của Mỹ bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Dù chỉ có 60% thành công nhưng NMD là hệ thống phòng thủ duy nhất của Mỹ được cho là đủ khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên.

Tuyên bố bất ngờ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Jim Mattis ngày 18/9 đã đưa ra tuyên bố gây bất ngờ, phòng thủ Mỹ chưa thấy cần thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi tên lửa này bay qua lãnh thổ Nhật Bản vì chúng chưa mang đến mối đe dọa trực tiếp.

Tuyên bố của người đứng đầu quân đội Mỹ được đưa ra khi ông này trả lời câu hỏi của truyền thông vì sao Mỹ dù đã chi hàng chục tỷ USD cho các chương trình phòng thủ tên lửa nhưng vẫn không bắn chặn tên lửa Triều Tiên, ông Mattis trả lời Mỹ chưa cảm thấy cần thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi tên lửa này bay qua Nhật Bản.

Theo Bộ trưởng Jim Mattis, quân đội Mỹ sẽ có phản ứng khác nếu hành động này lặp lại trong tương lai. Ông này cho biết thêm, Washington đã có những phương án quân sự hiệu quả nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng mà đảm bảo không gây tổn hại cho Seoul.

vu khi duy nhat cua my ban ha ten lua trieu tien

Hệ thống THAAD.

Tuyên bố của người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là khá bất ngờ bởi ngay trước đó, đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho lực lượng phòng thủ nước này tại Guam, Alaska... sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên.

Chỉ thị được đưa ra cho giới chức Lầu Năm Góc trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa, đặc biệt là vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9 và vụ phóng tên lửa mới hôm 15/9. Không dừng lại ở đó, Triều Tiên thậm chí dọa bắn 4 tên lửa gần đảo Guam.

Ông Trump tuyên bố, những đe dọa và mối nguy hiểm đến từ kho tên lửa của Bình Nhưỡng đã khiến Mỹ không thể ngồi im mà phải sẵn sàng hành động. Ngoài ra, Tổng thống Trump còn ra chỉ thị sẵn sàng bắn rơi bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên bay về phía các đồng minh Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Bảo bối duy nhất

Sự khác biệt trong tuyên bố của Tổng thống và Bộ trướng Quốc phòng Mỹ được giới chuyên gia nhận định rằng, chính Mỹ không tin vào khả năng đánh chặn những tên lửa tầm cao của Triều Tiên. Bởi tình trạng sẵn sàng chiến đấu và của người Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi tuyên bố Thượng nghị sĩ Dan Sullivan: "Tất cả binh sĩ đều tự tin vào khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, dù tỷ lệ thành công là 60%. Trong 18 lần thử, tên lửa đánh chặn đánh trúng mục tiêu 10 lần. Chúng ta có thất bại nhưng chúng ta học thêm được nhiều điều từ chúng".

Theo nguồn tin này, các thành viên trong Tiểu đoàn Phòng vệ Tên lửa 49 tại Fort Greely gọi họ là 300 binh sĩ bảo vệ 300 triệu người Mỹ ở tất cả 50 bang. Thượng nghị sĩ Dan Sullivan tuyên bố: "Việc Triều Tiên có tên lửa hạt nhân xuyên lục địa chỉ còn là vấn đề thời gian. Không thể không làm gì khi đối mặt với mối đe dọa như vậy, tôi nghĩ hầu hết người Mỹ đều đồng tình với tôi".

Trong khi đó, tờ The National Interest đã hé lộ về thành phần và nguyên lý hoạt động của chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) - niềm kiêu hãnh "duy nhất" của người Mỹ với thế giới có thể đánh chặn được tên lửa Triều tiên. Thành phần quan trọng nhất của NMD, nó bao gồm 2 phần chính.

Tên lửa đánh chặn PLV: Sau khi hệ thống tên lửa Minuteman II ngừng hoạt động, những động cơ tên lửa như SR19 và Hercules M57 được sử dụng để chế tạo tên lửa PLV. Mỗi tên lửa PLV được trang bị một đầu đạn EKV và có nhiệm vụ đưa đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Khi cách mục tiêu khoảng 2000 km, EKV sẽ tự động tách ra và hoàn thành nốt nhiệm vụ.

Đầu đạn EKV: Được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại, cùng bộ điều khiển và chuyển hướng với 4 tên lửa đẩy được lắp trên thân. Một đầu đạn EKV có thể đạt vận tốc siêu vượt âm cùng khả năng chuyển hướng mà không làm giảm độ chính xác, giúp nó có thể tiếp cận và tiêu diệt những tên lửa hiện đại nhất.

Ngoài khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu thì hệ thống trung tâm chỉ huy và điều khiển được xem như là bộ não của 1 hệ thống NMD. Hệ thống chịu trách nhiệm theo dõi những mối đe dọa tên lửa ngay sau khi có thông tin được đưa ra từ những nước khác.

Thông tin về tên lửa của đối phương bao gồm quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra được chuyển đến trung tâm dựa trên những vệ tinh và hệ thống radar trên mặt đất. Chỉ sau 20 phút từ khi có thông tin về tên lửa đối phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẳn sàng và được lập trình bởi thông tin thu được từ radar.

Chỉ 2 phút sau khi tên lửa đánh chặn được phóng lên, đầu đạn EKV sẽ tự động tách ra khỏi phần động cơ tên lửa. Trước khi tách ra, EKV sẽ được cập nhật những thông tin cuối cùng về vị trí và quỹ đạo của mục tiêu, sau đó nó sẽ tự động xác định mục tiêu và dẫn đường bằng các cảm biến của mình.

Một trong những hệ thống dẫn đường của EKV là dựa trên vị trí của những chòm sao, bằng việc so sánh vị trí tương đối với 1 chòm sao, EKV có thể tự xác định và dẫn đường đến mục tiêu. Hoạt động của đầu đạn EKV sau khi tách khỏi tên lửa là hoàn toàn độc lập, nó không nhận được bất kỳ sự hướng dẫn hay thông tin nào khác từ trung tâm.

Mặc dù vậy, hoạt động của EKV là vô cùng chính xác, chỉ 6 phút sau khi tách khỏi tên lửa nó sẽ tự động dẫn đường, tiếp cận mục tiêu và tiêu diệt. Vụ va chạm ở độ cao gần 200km do đó không gây thiệt hại gì cho những khu vực dưới mặt đất. Tuy nhiên, theo ông Pifer, chừng ấy là chưa đủ để ngăn đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đặc biệt là với loại tên lửa được Bình Nhưỡng phóng hôm 15/9 khi đạt trần bay tới trên 700km.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast