Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới chính thức đi vào hoạt động
Sputnik dẫn thông cáo báo chí của Rosenergoatom - Công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga Rosatom hôm nay (27/6) đưa tin nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới (NPP) Akademik Lomonosov đã được cơ quan chức năng Nga cấp phép để chính thức đi vào hoạt động.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. (Ảnh: Sputnik)
“Rosenergoatom đã được phép sử dụng nhà máy hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov trong 10 năm, cho đến năm 2029” – theo thông cáo báo chí của Rosenergoatom.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov được trang bị hai lò phản ứng KLT-40S, có khả năng tạo ra năng lượng điện và nhiệt đủ để duy trì hoạt động sống của một thành phố với dân số khoảng 100.000 người.
Mô hình này được đánh giá rất phù hợp để triển khai tại vùng Bắc Cực và Viễn Đông của Nga với mục đích cung cấp năng lượng cho các cơ sở công nghiệp xa lục địa, các thành phố cảng, cũng như các cơ sở khai thác dầu mỏ và khí đốt ở ngoài khơi.
Theo Rosatom, nhà máy điện hạt nhân kiểu này có tuổi thọ là 40 năm, thậm chí có thể kéo dài tới 50 năm và có thể hoạt động không ngừng trong 3-5 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Phương Đặng
(Theo Sputnik)
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Rào cản khiến Mỹ - Trung khó chấm dứt chiến tranh thương mại tại G20
Máy bay va chạm sau khi hạ cánh khẩn cấp ở Nga khiến 9 người thương vong
Muôn kiểu hạ nhiệt của người dân châu Âu trong đợt nắng nóng kỷ lục
Cơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức Bà
Thế giới ngày qua: Mỹ - Triều “ngầm” đàm phán, hướng tới Thượng đỉnh lần 3
Các nước cam kết viện trợ hơn 110 triệu USD cho người tị nạn Palestine
Iraq không cho phép Mỹ tấn công Iran từ lãnh thổ nước mình
Thị trấn ở Nhật sạch tới mức có 1.000 chú cá bơi dưới cống
Ba cuộc gặp được mong chờ nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
Thế giới ngày qua: Mexico điều gần 15.000 binh sĩ tới biên giới với Mỹ