Những điều cần biết về BHYT học sinh, sinh viên

Tất cả học sinh, sinh viên (HSSV) đang học tại các trường và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ

BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN Năm học 2016 - 2017

I. ĐỐI TƯỢNG

Tất cả học sinh, sinh viên (HSSV) đang học tại các trường và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc (trừ những HSSV đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT).

II. MỨC ĐÓNG

- Mức đóng hàng tháng của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%). Cụ thể đóng theo mức lương cơ sở hiện hành là:

1.210.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 653.400 đồng/người/năm (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 196.020 đồng/người/năm; bản thân HSSV đóng 457.380 đồng/người/năm).

- HSSV tham gia BHYT theo các nhóm khác, khi thẻ BHYT hết hạn thì tiếp tục tham gia BHYT số tháng còn lại với số tiền tương ứng với số tháng tham gia.

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG

HSSV đóng cho nhà trường theo lớp học, có thể lựa chọn một trong hai phương thức đóng sau:

Phương thức 1: Đóng một lần 457.380 đồng vào đầu năm học.

Phương thức 2: Đóng thành 2 đợt, đợt 1 đóng 250.000 đồng vào đầu năm học; đợt 2 đóng số tiền còn lại 207.380 đồng vào thời điểm kết thúc học kỳ 1.

Nhà trường nộp tiền cho cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chậm nhất là ngày 28/2/2017.

IV. THỜI HẠN SỬ DỤNG THẺ

Khi đóng đủ phí theo quy định, thẻ BHYT được cấp có giá trị sử dụng 12 tháng, từ 1/10/2016 đến 30/9/2017.

V. QUYỀN LỢI

- Được cấp thẻ BHYT; được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu theo hướng dẫn của cơ quan BHXH và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.

- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học từ nguồn kinh phí do quỹ BHYT trích lại theo quy định của Luật BHYT.

- Được KCB nội trú, ngoại trú, phục hồi chức năng. Sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền… theo quy định của Bộ Y tế.

VI. MỨC HƯỞNG

+ Trường hợp HSSV đi KCB đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT; sử dụng giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định, quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng như sau:

+ 100% chi phí KCB tại tuyến xã (trạm y tế xã, phường, thị trấn).

+ 100% chi phí KCB khi tổng chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

+ 100% chi phí KCB đối với HSSV có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

+ 80% chi phí KCB trong phạm vi được hưởng BHYT, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

+ Trường hợp người bệnh tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh: quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng theo quy định, phần chi phí ngoài phạm vi được hưởng do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

+ Trường hợp HSSV đi KCB không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến, có trình thẻ BHYT ngay khi đến KCB thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú.

+ Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB ngoại trú, nội trú.

- Trường hợp cấp cứu được hưởng quyền lợi như khi KCB đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Trường hợp KCB tại các cơ sở KCB ngoài công lập được quỹ BHYT thanh toán theo giá do cơ sở KCB quy định nhưng không vượt quá giá của cơ sở KCB công lập cùng hạng.

nhung dieu can biet ve bhyt hoc sinh sinh vien

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast