Tiền Việt Nam và cách nhận biết (kỳ V)

Tiền giả là vấn nạn mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Để phòng ngừa tiền giả, người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch tiền mặt.

>> Tiền Việt Nam và cách nhận biết (kỳ IV)

>> Tiền Việt Nam và cách nhận biết (kỳ III)

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách kiểm tra, nhận biết tiền thật/tiền giả; và thông tin về quy định của pháp luật trong phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.

Cách kiểm tra, nhận biết

tien viet nam va cach nhan biet ky v

IV. Kiểm tra các của sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn)

1. Cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi: là chi tiết nền nhựa trong suốt ở phía bên phải mặt trước tờ tiền, có số mệnh giá dập nổi tinh xảo.

tien viet nam va cach nhan biet ky v

2. Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn (DOE): là chi tiết nền nhựa trong suốt, ở phía trên bên trái mặt trước tờ tiền. Khi đưa cửa sổ gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa...) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.

tien viet nam va cach nhan biet ky v

Ở tiền giả: cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc bảo vệ tiền Việt Nam

1. Thông báo kịp thời cho cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả; hủy hoại tiền Việt Nam đủ tiêu chuẩn lưu thông trái pháp luật; sao chụp tiền Việt Nam mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước; từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành;

2. Kịp thời giao nộp tiền giả cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất;

3. Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, cơ quan công an giám định tiền Việt Nam (trường hợp không khẳng định được là tiền thật);

4. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải lập biên bản thu giữ, phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.

(Điều 4, Quyết định 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ Tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam)

Theo Ngân hàng Nhà nước

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast