Một số bệnh lý nền làm tăng nguy cơ mắc và diễn biến nặng do COVID-19

Thống kê cho thấy, nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, diễn biến nặng hoặc tử vong hầu hết có liên quan đến người có nhiều bệnh nền như suy thận, bệnh lý tim mạch, bệnh phổi, ung thư, béo phì, đái tháo đường...

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa kỳ (CDC) đưa ra những người có nguy cơ cao do có tiền sử bệnh nền:

Người trên 65 tuổi

Theo CDC Hoa Kỳ, 80% trường hợp tử vong do COVID-19 ở Mỹ là người trên 65 tuổi. Người cao tuổi dễ mắc và tử vong hơn do suy giảm khả năng miễn dịch, dẫn tới khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng kém đi. Do hệ miễn dịch suy yếu, có xu hướng gây phản ứng quá mức tới quá trình viêm gây tổn thương thận, phổi và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Dễ biến chứng, do viêm đường hô hấp, dễ gây các biến chứng các bệnh tim, gan, thận đã có trước đó. Chức năng của phổi giảm do khả năng duy trì nhịp thở và thông khí kém, gây viêm phổi dễ dẫn đến suy hô hấp.

Một số bệnh lý nền làm tăng nguy cơ mắc và diễn biến nặng do COVID-19

80% trường hợp tử vong do COVID-19 ở Mỹ là người trên 65 tuổi. Ảnh minh họa

Người mắc bệnh phổi mạn tính

Do COVID-19 gắn vào các tế bào thông qua các protein được gọi là thụ thể ACE 2, các thụ thể này tồn tại mật độ cao ở mũi, khí quản và đường hô hấp, nơi virus xâm nhập và gây bệnh. Virus xâm nhập vào sâu. Các bệnh lý phổi gây xơ hóa mất tính đàn hồi của phổi, hen suyễn tăng tiết dịch gây tắc nghẽn. Do vậy, viêm phổi do COVID-19 làm tăng quá trình tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ tử vong.

Người suy giảm miễn dịch

Những người nhiễm HIV, bệnh ung thư, những người đang điều trị tia xạ, hóa chất, những người ghép tạng dùng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép. Những người này có hệ miễn dịch yếu, tăng khả năng các bệnh nhiễm trùng, dễ mắc và diễn biến nặng khi nhiễm COVID-19.

Người bệnh tim mạch

Những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong gấp đôi khi mắc COVID-19 so với những người không có tiền sử bệnh tim mạch. Do hệ thống tim mạch và hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi nhiễm trùng đường hô hấp, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp ô xy cho các cơ quan gây tăng gánh cho tim, dễ gây tăng huyết áp, cơn đau tim bột phát, hoặc đột quỵ.

Người bệnh đái tháo đường

Do tăng lượng đường trong máu mạn tính gây toan máu, làm giảm sản xuất các tế bào miễn dịch. Do vậy làm tăng khả năng nhiễm COVID-19 và tình trạng bệnh nặng hơn. Người có bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Người có bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Người bệnh gan

COVID-19 làm tăng men gan, các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, steroid dùng điều trị COVID-19 đều gây hại đến gan, làm suy giảm chức năng gan. Làm cho bệnh gan tiến triển nhanh hơn, diễn biến bệnh nhanh và nặng hơn.

Người bệnh thận mạn tính

Những người mắc bệnh thận mạn, chạy thận, do suy giảm hệ thống miễn dịch, gây giảm các chức năng phổi, tim, thận gây viêm phổi nghiêm trọng làm cho tổn thương thận nặng hơn, nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần do gây suy thận cấp đặc biệt ở những người có suy thận mạn.

Người béo phì

Những người béo phì thường liên quan thường liên quan đến các rối loạn như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, gây suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Khả năng sinh miễn dịch kém khi tiêm vắc-xin.

Những người có rối loạn thần kinh

Những người mắc bệnh đa xơ cứng, Parkingson, rối loạn thần kinh vận động, gây rối loạn phản xạ nuốt, các thuốc điều trị rối loạn thần kinh gây ức chế miễn dịch, nhược cơ, gây suy yếu cơ hô hấp. Làm suy giảm chức năng hô hấp, tăng mức nghiêm trọng của COVID-19 .

Do vậy cần phải tuân thủ thông điệp 5K của Chính phủ. Nhất là những người mắc bệnh nền điều trị ổn định bệnh, người trên 65 tuổi cần ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 .

Theo TS. BS.Vũ Hải/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast