Đứa con vật chất của thầy

Một sinh viên đến nhà thày giáo dạy văn. Ông thày đưa cho anh hai bài thơ do mình mới sáng tác và nói: - Đây là đứa con tinh thần của tôi, anh đọc và cho ý kiến là thích đứa con nào?

- Đúng lúc ấy, cô con gái của thày từ trong phòng đi ra, anh sinh viên trông thấy liền nói:

- Thưa thày, em chỉ thích đứa con vật chất của thầy thôi ạ.

* Bố ơi - Jean chạy vào nói, chiều mai trường con họp phụ huynh đấy.

- Họp về chuyện gì vậy? - ông bố hỏi, nhưng Jean đã chạy biến đi chơi bóng đá với bạn bè.

- Anh đi họp đi - bà mẹ nói, và hãy trò chuyện với thầy giáo chủ nhiệm của con xem thế nào, chứ hình như thầy trù thằng con mình lắm.

Hôm sau, ông bố cùng Jean đến trường.

- Chào ông Rene - thầy giáo nhã nhặn nói, tôi mời ông đến là để nói chuyện về con trai ông. Jean học kém. Nhưng không phải chỉ có thế. Rất tiếc là cháu lại còn thiếu trung thực. Trong giờ kiểm tra môn Sử vừa rồi, cháu đã chép bài của bạn.

- Không thể có chuyện ấy! - ông Rene khó chịu đáp.

- Nhưng đó là sự thật. Đây là hai bài kiểm tra. Ông sẽ dễ dàng thấy cả hai đều trả lời như nhau cho câu hỏi thứ nhất: “Ai lên ngôi vua sau Napoleon?” - “Louis XVIII”.

- Nhưng thưa thầy, đó còn chưa phải là chứng cứ cho thấy con trai tôi copy bài của bạn. Cả hai đứa đều trả lời đúng là chuyện bình thường chứ.

Và ông bố kiêu hãnh nhìn Jean đang đứng cúi đầu ở bên cạnh.

- Vâng, ông có lý, nhưng chúng ta hãy xem câu hỏi thứ hai: “Napoleon bị đày đi đâu?”- Cả hai đứa trả lời y hệt nhau: “Đảo IVa”.

- Hừm... - ông bố trầm ngâm. Tất nhiên là sai rồi... Nhưng thưa thầy, thầy cũng có thể giả định là hai đứa đều nhầm như nhau một cách hoàn toàn ngẫu nhiên được không? Có thể xảy ra một chuyện như vậy lắm chứ phải không ạ!

- Vâng, có thể, hoàn toàn có thể, tôi cũng muốn tin như thế. Nhưng còn có một câu hỏi thứ ba nữa đây: “Napoleon qua đời năm nào?”. Trò ngồi bên cạnh con trai ông trả lời: “Em không biết”. Còn bây giờ ông hãy đọc xem con trai ông viết gì: “Em thì lại cũng không biết”.

Theo TT&VH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast