Giải Nobel Hóa học 2009: Vinh danh công trình nghiên cứu cấu trúc và chức năng các ribo thể

Lúc 16 giờ 53 phút chiều 7/10 , Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố trao giải Nobel Hóa học 2009 cho hai nhà khoa học người Mỹ là Venkatraman Ramakrishnan và Thomas Steitz cùng với nhà khoa học người Israel Ada Yonath cho công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các Ribosomes .

Ông Venkatraman Ramakrishnan (trái), ông Thomas Steitz (giữa) và bà Ada Yonath

Ribosome (ribo thể) có nhiệm vụ sản xuất các protein kiểm soát tất cả các chất trong các cơ thể động vật. Nghiên cứu của các nhà khoa học trên mở ra khả năng điều chế các loại thuốc kháng sinh mới. Theo Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, số tiền thưởng trị giá 1,4 triệu USD sẽ được chia đều cho ba nhà khoa học đoạt giải.

Ông Venkatraman Ramakrishnan, sinh năm 1952 tại Chidambaram (Ấn Độ, quốc tịch Mỹ), hiện đang công tác tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử MRC, Cambridge (Anh).

Ông Thomas A. Steitz, sinh năm 1940, quốc tịch Mỹ, đang công tác tại trường đại học Yale (Mỹ) và Học viện Howard Hughes.

Bà Ada E. Yonath, sinh năm 1939, người Israel. Hiện bà đang công tác tại Viện Khoa học Weizmann, Rehovot (Israel).

Bà Yonath là người phụ nữ thứ tư đoạt giải Nobel Hóa học kể từ khi giải này ra đời.

Những giải Nobel Hóa học gần đây

- Năm 2008: 3 nhà khoa học gồm Osamu Shimomura (Nhật Bản), Martin Chalfie và Roger Y. Tsien đều của Mỹ nhận giải với công trình phát hiện ra sự phát triển của protein màu xanh phát sáng.

- Năm 2007: Nhà khoa học người Đức Gerhard Ertl giành giải với công trình nghiên cứu tiến trình hóa học trên bề mặt chất rắn giải thích nhiều hiện tượng trong đó có việc tầng ozone ngày càng mỏng đi.

- Năm 2006: Nhà khoa học người Mỹ Roger D. Kornberg với công trình lý giải tiến trình lưu giữ thông tin của gien khi nhân bản và chuyển hóa thành các thành phần của các tế bào.

- Năm 2005: Nhà khoa học Pháp Yves Chauvin cùng hai nhà khoa học người Mỹ Robert H. Grubbs và Richard R. Schrock đã có công phát triển phương pháp hoán vị trong tổng hợp chất hữu cơ.

SGGP Online

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast