Góp ý Quy hoạch và Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng NTM

Sáng nay (17/5), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ và Giám đốc Sở Công thương Trần Nhật Tân chủ trì Hội nghị trực tuyến Lấy ý kiến góp ý “Quy hoạch phát triển thương mại nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2020” và “Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu kỹ, góp ý chi tiết trực tiếp vào bản Dự thảo, gửi về Sở Công thương chậm nhất là ngày 24/5

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu kỹ, góp ý chi tiết trực tiếp vào bản Dự thảo, gửi về Sở Công thương chậm nhất là ngày 24/5

Thị trường nông thôn hiện chiếm khoảng 60-70% lượng tiêu thụ hàng hóa nhưng thực tế, thị trường nông thôn phát triển vừa chậm, vừa yếu, nhất là thị trường nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa… Một trong những nguyên nhân chính là do công tác phát triển và quản lý thương mại nông thôn trên địa bàn còn nhiều bất cập.

Trước thực tế đó, Sở Công thương chủ trì xây dựng dự thảo dự án “Quy hoạch phát triển thương mại nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”. Quy hoạch được thực hiện sẽ là cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định được các chính sách, chiến lược, nhằm phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn.

Về “Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng NTM”, chủ yếu tập trung vào một số vấn đề: Mô hình tổ chức thương mại nông thôn; phát triển mạng lưới kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản; thủ công mỹ nghệ, vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng; tổ chức, hoạt động của các loại hình thương nhân ở nông thôn; đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng thương mại nông thôn; quản lý nhà nước đối với thương mại nông thôn…

Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh các nội dung liên quan, nhằm hoàn thiện đề án một cách tốt nhất.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu kỹ, góp ý chi tiết trực tiếp vào bản Dự thảo và gửi về Sở Công thương chậm nhất là ngày 24/5.

Yêu cầu sở Công thương tiếp thu ý kiến góp ý, bổ sung, điều chỉnh trên tinh thần rút ngắn, súc tích, rõ ràng; làm rõ thực trạng thương mại nông thôn Hà Tĩnh hiện nay; cập nhật các số liệu chính xác; chú trọng đến các nhóm giải pháp; bổ sung giải pháp vốn; quản lý nhà nước về thương mại nông thôn; quản lý thị trường thương mại nông thôn; khuyến khích đưa hàng Việt về nông thôn...

Giao Sở Công thương thành lập tổ công tác tiếp thu, chỉnh sửa để UBND tỉnh nghe lại, nhằm sớm hoàn thiện Đề án để thông qua HĐND tỉnh vào tháng 7 tới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast