Kiểm tra xăng dầu nhập khẩu lợi dụng để hưởng thuế suất ưu đãi

Tổng cục Hải quan vừa ban hành văn bản số 1992/TCHQ-TXNK, yêu cầu hải quan các địa phương kiểm tra nhập khẩu xăng dầu theo C/O form D, E, AK, nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để được hưởng mức thuế suất ưu đãi.

Hải quan địa phương phải tăng cường kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, mẫu E và mẫu AK để được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Ảnh minh họa

Hải quan địa phương phải tăng cường kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, mẫu E và mẫu AK để được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Ảnh minh họa

Trước đó lãnh đạo Bộ Tài chính đã có chỉ đạo về việc tăng cường kiểm soát tình hình hoạt động nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia, nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, mẫu E và mẫu AK để được hưởng mức thuế suất ưu đãi.

Thực hiện chỉ đạo nói trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan địa phương: khi các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu có xuất trình C/O mẫu D, E và AK để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định thì phải tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D), mẫu E (C/O form E) và mẫu AK (C/O form AK) theo đúng các quy định của Bộ Tài chính.

Đối với các hàng hóa khác yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra giấy chứng nhận về xuất xứ, nếu có vướng mắc báo cáo về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) để được giải đáp.

Cùng với đó, hải quan các địa phương hàng tháng thống kê và báo cáo kim ngạch, thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu được hưởng thuế nhập khẩu theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt về Tổng cục Hải quan. Thời gian báo cáo chậm nhất là ngày mồng 05 của tháng kế tiếp.

Đối với các trường hợp xin nợ C/O, đề nghị các đơn vị báo cáo số liệu kim ngạch và thuế nhập khẩu theo từng tờ khai đã bổ sung C/O xin nợ và được tính lại, hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thay vì thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) như khi nợ C/.

Theo Thời báo Tài chính VN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast