Niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết: “Đầu đã xuôi"...

Qua hơn 1 năm thực hiện việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết bước đầu đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên nhìn nhận một cách thẳng thắn thì công việc này mới chỉ dừng lại ở việc niêm yết ở một số chợ lớn, còn bán theo giá niêm yết cần phải có thêm nhiều thời gian. Dẫu vậy không thể phủ nhận nỗ lực vào cuộc của các ngành chức năng, trong đó vai trò của QLTT được coi là rõ nét nhất

Đã hơn 10 năm kể từ ngày 26/4/2002 Pháp lệnh niêm yết giá được Bộ Công thương ban hành. Tuy nhiên do gặp quá nhiều trở ngại, không mấy các tỉnh thành mặn mà thực hiện. Thị trường hàng hóa “lép vế” và nhỏ nhoi so với các tỉnh thành khác lại đi tiên phong trong chủ trương lớn tất nhiên Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Cho đến nay tại 12 chợ lớn ở các huyện đã hoàn thành 100% việc niêm yết giá. Đó là một bước tiến rất lớn trong lộ trình vạch ra là tiến tới bán hàng theo giá niêm yết. Thành công này có sự vào cuộc của các ngành chức năng, chính quyền địa phương, trong đó QLTT được coi là nòng cốt dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh.

Hầu hết các tư thương đã dần quen với việc bán hàng theo giá niêm yết
Hầu hết các tư thương đã dần quen với việc bán hàng theo giá niêm yết

Trong kinh tế thị trường, văn minh thương mại lại là vấn đề rất nhiều quốc gia hướng tới. Vừa đảm bảo công bằng xã hội cho cả người mua lẫn người bán, vừa giúp các nhà quản lý được dễ dàng hơn trong công tác xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa lưu hành nội địa. Hiện nay nhiều mặt hàng từ các quốc gia lân cận vào nội địa rất nhiều. Không phủ nhận là trong số đó có những mặt hàng “lâu”. Nhưng số này không nhiều. Nhiều mặt hàng có hóa đơn chứng từ rõ ràng, nhưng qua nhiều lần bán mua bán nên chẳng ai có thể xác định được ngồn gốc xuất xứ. Niêm yết giá còn tránh được tình trạng gian dối trong kinh doanh. Chẳng hạn như người bán nói trên trời nhưng người mua cũng không thể dễ dàng bỏ đi nhất là vào thời điểm sáng sớm mới “mở” hàng, nếu không muốn nghe họ… chửi. Thế nên, ngày 15/7/2011 UBND tỉnh đã có thông báo số 24/TB-UBND tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác này. Tuy nhiên để tránh xáo trộn tình hình gây bức xúc đối với các hộ kinh doanh ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trước mắt tỉnh yêu cầu làm thí điểm tại 2 chợ thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh. Từ thành công ban đầu tại các chợ thí điểm, đến nay việc niêm yết đã được “phủ sóng” tại 12 huyện thị trên địa bàn tỉnh

Trở ngại lớn nhất lại ở chỗ việc niêm yết tại các siêu thị lớn hay nhỏ đều dễ dàng bởi các mặt hàng, chủng loại đều có một khoảng không gian riêng biệt và được sắp xếp có thứ tự. Kinh doanh ở chợ, ngoại trừ những mặt hàng như: gạo, hoa quả, hay hàng thịt không khó trong việc đặt một tấm bảng giá. Nhưng nếu kinh doanh hàng tạp hóa, hàng lagim việc niêm yết trở nên vấn đề lớn. Với một phần diện tích nhỏ, sẽ niêm yết vào đâu? Một tấm bảng ghi giá cả hàng trăm mặt hàng là không thể. Nhưng nếu gắn giá vào từng chủng loại sẽ rất khó cho việc sắp xếp và dọn hàng hóa. Vì vậy, trong số 12 chợ lớn tại các huyện thị và thành phố niêm yết giá đã trở thành một công việc thường xuyên và bắt buộc trong khu vực đình chợ. “ Một số quầy hàng bán lẻ ngoài đình chợ nằm ngoài tầm “với” của QLTT. Bởi chủ nhân kinh doanh không cố định, khi nằm vị trí này, mai thấy không tiện, lại chuyển đi vị trí khác. Thêm vào đó việc kinh doanh “bữa đực, bữa cái”, khi đi khi nghỉ nên chẳng biết đường nào mà lần” Phó Chi Cục trưởng QLTT Trần Văn Minh phân tích.

Và không chỉ vậy, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết không chỉ phụ thuộc vào thái độ và trách nhiệm của người bán mà ngay cả người mua cũng vậy. Nhiều hộ tư thương phàn nàn “ Mặc dù có bảng giá ghi chủng loại cụ thể nhưng người mua lại chẳng thèm quan tâm. Cho rằng đó là “chiêu” lừa, người mua cứ việc trả giá. Tiểu thương buôn bán không chỉ đảm nhận vị trí người bán hàng mà còn kiêm cả việc “tuyên truyền viên”. Nói vậy, nhưng chẳng ai thèm nghe”. Mặc dù Ban Quản lý các chợ hàng ngày ra rả phát thông báo về chủ trương để người bán và người mua được biết nhưng có vẻ như cả người bán và người mua lại…bỏ ngoài tai. Phó Ban Quản lý chợ thành phố Hà Tĩnh Phạm Đình Khang cho rằng: “Mấu chốt của vấn đề là chúng ta chưa thể nắm được nguồn gốc xuất xuất xứ do vậy không thể định giá được các mặt hàng và tất nhiên sẽ rất khó để niêm yết giá. Còn bán theo giá niêm yết cần thêm rât nhiều thời gian”.

QLTT ngoài việc thường xuyên phối hợp với các Ban QL các tổ chức tuyên truyền, vận động nhắc nhở còn tăng cường tuần tra kiểm soát và áp dụng các biện pháp mạnh để xủ lý. Trong số 1255 vụ QLTT xử lý các vụ vi phạm đã có 333 vụ vi phạm về việc niêm yết giá với tổng số tiền trên 300 triệu dồng.

“Xử lý các hộ vi phạm là biện phá bất đắc dĩ, và chẳng ai muốn. Tuy nhiên nếu không thực hiện thì biết đến bao giờ chủ trương bán hàng theo giá niêm yết mới có thể thực hiện được” ông Minh kết luận.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast