Tăng trưởng tín dụng Hà Tĩnh vượt xa kế hoạch

(Baohatinh.vn) - Kinh tế Hà Tĩnh vừa trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây với thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường biển… Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy các ngành khôi phục sản xuất - kinh doanh…

tang truong tin dung ha tinh vuot xa ke hoach

Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối năm 2016 ở Hà Tĩnh đạt gần 33.000 tỷ đồng

Tăng trưởng tín dụng chạm “đỉnh”

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay tính đến cuối năm 2016 đạt gần 33.000 tỷ đồng, tăng gần 23% so với năm 2015, cao hơn kế hoạch đặt ra 3-4% từ đầu năm. Theo đánh giá, con số này đạt “đỉnh” nhất trong suốt 5 năm trở lại đây, cao hơn mức bình quân cả nước đến 8,4 (14,5%) và đứng thứ 3 trong 6 tỉnh miền Trung về chỉ số tăng trưởng tín dụng.

Ông Nguyễn Huy Tiến - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh cho biết: “Với 17/19 TCTD đều có dư nợ tăng, các TCTD đã chú trọng xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý, kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát (1,58%)”.

Chi nhánh Agribank Hà Tĩnh trải qua một năm sôi động về tăng trưởng dư nợ. Đến cuối năm 2016, tổng dư nợ đạt 10.400 tỷ đồng. So với năm 2015, cho vay nền kinh tế tăng thêm so với năm 2015 là 1100 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,8%.

Cùng với đó là VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB là những đơn vị nằm trong tốp đầu về tốc độ tăng trưởng tín dụng.

tang truong tin dung ha tinh vuot xa ke hoach

Mở rộng cho vay ở các kênh tiêu dùng đã giúp nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2016.

Lĩnh vực ưu tiên hấp thụ vốn tối ưu

Trong điều kiện khó khăn, nông nghiệp tiếp tục được xác định là trụ đỡ nền kinh tế. Việc kích thích tăng trưởng lĩnh vực này được thể hiện đầu tiên chính là cơ chế chính sách mà tỉnh đã ưu tiên ban hành. Hàng chục chính sách được thực hiện kể từ năm 2011 đến nay, trong đó, hấp thu tốt nhất vẫn là nguồn vốn vay tín dụng. Trong năm 2016, cơ cấu nguồn vốn vay đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn chiếm đến 82,25% dư nợ 5 lĩnh vực ưu tiên, đạt 12.880 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Bà Thiều Thị Triết (thôn Yên Lạc, Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên) cho biết: “Nhờ chính sách ưu đãi, tôi vay 4 tỷ đồng từ Ngân hàng NN&PTNT để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn nái trên quy mô chuyên nghiệp, hiện đại. Thẩm định kỹ, chính xác nhưng thủ tục đơn giản, tinh gọn, ngân hàng đã giải ngân kịp thời giúp bà con chúng tôi đạt được kế hoạch sản xuất”.

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù chỉ số tăng trưởng khiêm tốn hơn các lĩnh vực khác thì đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, dòng vốn này vẫn lưu thông hỗ trợ phát triển. Ông Nguyễn Viết Ngân - Giám đốc Công ty CP Lý Ngân Vina vừa là người đứng đầu một doanh nghiệp, vừa là Chủ tịch Hội DN vừa và nhỏ Thành phố Hà Tĩnh, hiểu hơn ai hết những sóng gió mà doanh nghiệp phải trải qua trong năm qua. “Trong thời buổi khó khăn, các ngân hàng vẫn tạo điều kiện hết mức để DN tiếp cận vốn, tư vấn phương án sản xuất, trả nợ. Như công ty của tôi, hiện đang là đối tác của nhiều ngân hàng, mức lãi suất rất ưu đãi từ 6-7%/năm”.

Chia sẻ khó khăn với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng trở thành một mắt xích quan trọng trong việc cùng hỗ trợ ngư dân sau sự cố môi trường biển. Tổng số dư nợ được cơ cấu lại là 52.379 triệu đồng đối với 339 khách hàng; 319 khách hàng được miễn, giảm lãi với số tiền lãi được miễn, giảm là 1.000 triệu đồng; cho vay mới 1.497 khách hàng với doanh số cho vay lũy kế là 76.802 triệu đồng.

tang truong tin dung ha tinh vuot xa ke hoach

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast