Bàn về chữ "Tiền" trong bao lì xì

Ý nghĩa của lì xì chưa bao giờ nằm ở chữ “tiền”. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục lì xì đang dần bị biến tướng khiến không ít người lầm tưởng rằng “tiền” trong phong bì mới là quan trọng.

Chữ “tiền” trong bao lì xì

Tục lệ lì xì bắt nguồn từ sự tích kể rằng việc gói những đồng tiền trong giấy đỏ, đặt nơi đầu giường những đứa trẻ sẽ giúp xua đi ma quỷ. Giáo sư Nghiêm Toản giải thích rằng “lì xì” là phát âm của từ “lợi thị” theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) nghĩa là “tốt lành”, “vận may”. Bao giấy đỏ dùng đựng tiền lì xì được gọi là “hồng bao”.

Tiền mừng tuổi ngày xưa thường là tiền xu, tiền hào, tiền càng lẻ càng tốt vì tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Người lớn lì xì trẻ nhỏ cốt không phải để tặng tiền, mà là một lòng mong ước con cháu hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới. Do đó, phong bì nặng nhẹ, nhiều ít không là điều đáng để tâm. Thậm chí có những người nhà không một cắc bạc vẫn lì xì cho con bằng “chữ”.

Ý nghĩa của lì xì chưa bao giờ nằm ở chữ “tiền”

Thế nhưng, càng ngày chữ “tiền” trong bao lì xì càng trở nên quan trọng. Người ta mừng tuổi con mình nhiều tiền thì mình cũng phải cho con họ bằng hoặc hơn thế nữa. Thậm chí tiền trong bao lì xì còn dùng để đo tấm lòng của người cho, tiền càng nhiều nghĩa là càng thương, càng quý. Đôi khi tiền tích góp cả năm chỉ để dành dụm làm chuyện…lì xì, thậm chí có người còn phải chạy vạy, vay mượn để có tiền mừng tuổi cho đẹp mặt. Thành thử ra “người ta mong lì xì, sợ lì xì và gặp ác mộng khi nghĩ đến lì xì...” (Theo đạo diễn Lê Hoàng).

Khi lì xì không chỉ bằng tiền

Cùng bàn về câu chuyện lì xì, nhãn hàng Mirinda vừa qua đã thực hiện một đoạn clip đưa ra thử thách thú vị rằng làm cách nào để lì xì Tết này mang lại niềm vui thực sự mà không chỉ bằng bằng “tiền”? Thách thức được đặt ra cho các diễn viên – ca sĩ nổi tiếng hiện nay như: Trấn Thành, Đông Nhi, Khởi My, Noo Phước Thịnh, Diệu Nhi, Duy Khánh.

Sau những tràng cười sảng khoái với muôn vàn những cách lì xì mới lạ, người xem dần hiểu ra ý nghĩa thực sự của lì xì không nằm ở việc trao nhau “tiền” mà là trao “niềm vui”, “điềm may mắn”.

Và “lì xì tiếng cười” có chăng là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để tạo ra niềm vui lan tỏa. Bởi chính tiếng cười của chúng ta mới là thứ tác động to lớn nhất đến nụ cười của những người xung quanh. Qua đó, Mirinda muốn gửi gắm đến người xem thông điệp: hãy lì xì cho nhau những tiếng cười, cười rộn ràng, cười sang sảng, cười nắc nẻ... để Tết này ngập tràn niềm vui.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast