Bí ẩn cuốn sách 100 năm vẫn không thể giải mã

Cuốn sách Voynich là cuốn sách duy nhất được tìm thấy từ thời Trung Cổ mà cho tới ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn không thể giải mã nổi. Voynich vì vậy được giới khoa học coi là cuốn sách kỳ bí nhất thế giới, ẩn chứa nhiều bí mật của nhân loại.

Thông điệp nằm trong cuốn sách bí ẩn nhất thế giới được viết từ thời Trung Cổ đã đánh đố bao thế hệ các nhà giải mã, nhà toán học và ngôn ngữ học trong suốt hơn một thế kỷ qua. Đối với nhiều người, cuốn sách cổ Voynich tựa như một trò chơi xỏ cao tay của ai đó đã sống cách đây hàng trăm năm. Rất có thể một người nào đó đã dày công sáng tác ra một cuốn sách vô nghĩa để “bịp” những người nghiên cứu lịch sử hàng trăm năm sau.

Cuốn sách Voynich được viết từ thế kỷ 15. Nó được biết tới là cuốn sách bí ẩn nhất thế giới với một bộ mật mã phức tạp không thể giải mã.
Cuốn sách Voynich được viết từ thế kỷ 15. Nó được biết tới là cuốn sách bí ẩn nhất thế giới với một bộ mật mã phức tạp không thể giải mã.

Tuy vậy, theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học khẳng định rằng trong cuốn sách cổ viết tay này chắc chắn có ẩn chứa những thông điệp thật sự, chỉ có điều chúng ta chưa thể hóa giải nổi.

Các nhà khoa học đã có thể đọc được một số từ trong cuốn sách và tin rằng những đoạn văn được viết bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ, chưa từng thấy trong sách cổ Voynich thực sự có mang một ý nghĩa nào đó.

Cuốn sách dày 240 trang, được viết bằng một bảng chữ cái kỳ lạ, có những bức hình minh họa bí ẩn về những loài cây chưa từng được biết tới, những hình ảnh về thiên văn vũ trụ, và cả hình ảnh phụ nữ đang tắm.
Cuốn sách dày 240 trang, được viết bằng một bảng chữ cái kỳ lạ, có những bức hình minh họa bí ẩn về những loài cây chưa từng được biết tới, những hình ảnh về thiên văn vũ trụ, và cả hình ảnh phụ nữ đang tắm.

Một đội chuyên nghiên cứu mật mã rất nổi tiếng, từng hoạt động trong thời kỳ Thế chiến II, có khả năng phá vỡ mọi bí mật của những đoạn mật mã phức tạp nhất từng được sử dụng trong quân đội các nước thời đó, khi được giao giải mã cuốn sách Voynich, chính họ cũng phải đầu hàng.

Cuốn sách được viết ra vào khoảng đầu thế kỷ 15, tuy vậy, nó không được biết tới cho tới tận năm 1912 khi một người buôn sách cổ có tên Wilfrid Voynich mua lại nó ở Ý từ một người buôn sách cũ.

Một cuộc hội thảo gần đây vừa đánh dấu 100 năm kể từ ngày phát hiện ra cuốn sách cổ ở Ý. Tên của người mua sách – Wilfrid Voynich giờ trở thành tên riêng của cuốn sách.
Một cuộc hội thảo gần đây vừa đánh dấu 100 năm kể từ ngày phát hiện ra cuốn sách cổ ở Ý. Tên của người mua sách – Wilfrid Voynich giờ trở thành tên riêng của cuốn sách.

Cuốn sách dài 240 trang, được viết bằng một bảng chữ cái mà chúng ta chưa từng biết tới, bên cạnh đó còn có những hình ảnh to, rõ ràng và đầy màu sắc khắc họa những loài cây bí ẩn, chưa từng được biết tới, những hình ảnh về thiên văn, vũ trụ và cả những người phụ nữ đang tắm.

Marcelo Montemurro, một nhà nghiên cứu lý thuyết vật lý đến từ trường Đại học Manchester, Anh đã dành ra nhiều năm để phân tích thứ ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách. Ông cho rằng mình đã giải mã được một phần bí ẩn của bảng chữ cái này.

Bên trong cuốn sách là những chữ cái kỳ lạ, chưa từng được biết tới ở bất cứ ngôn ngữ nào.
Bên trong cuốn sách là những chữ cái kỳ lạ, chưa từng được biết tới ở bất cứ ngôn ngữ nào.

Marcelo Montemurro cho biết: “Văn bản được viết trong cuốn sách rất đặc biệt, không có một tài liệu lịch sử nào sử dụng thứ chữ viết tương tự như vậy, trước đây, mọi nỗ lực giải mã nó đều đã thất bại. Tuy vậy, tuyệt đối không thể nói cuốn sách này là vô nghĩa hay là một trò đùa tai quái của người xưa bởi tôi đã tìm thấy trong đó một vài cấu trúc ngôn ngữ có ý nghĩa”.

Nhà nghiên cứu mật mã Klaus Schmeh cũng đồng tình: “Trước đây đã có hàng chục cuộc nghiên cứu chính thức được tiến hành đối với cuốn sách Voynich, kết quả của đa số những cuộc nghiên cứu này đều khẳng định ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách có nhiều nét tương đồng với ngôn ngữ thông thường của loài người”.

Vì cuốn sách gần như không thể giải mã nên nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu ngả theo giả thuyết đây là một trò đùa tinh quái mà người xưa để lại.
Vì cuốn sách gần như không thể giải mã nên nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu ngả theo giả thuyết đây là một trò đùa tinh quái mà người xưa để lại.


“Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn không thể tìm ra manh mối để dịch nghĩa cuốn sách này. Có vô số những văn bản được viết dưới đạng mật mã kể từ thời Trung Cổ và tất cả chúng đều có thể giải mã. Một khi các nhà nghiên cứu có thể tìm được một cuốn sách nguyên vẹn, như cuốn sách Voynich, mọi việc sẽ trở nên rất dễ dàng bởi họ có được nhiều thông tin để phân tích, so sánh. Nhưng riêng cuốn sách Voynich, trong hơn một thế kỷ qua, người ta vẫn chưa thể giải mã nổi nên nhiều nhà nghiên cứu mật mã bắt đầu tin rằng đây là một trò đùa của người xưa để lại”.

Nhà nghiên cứu Montemurro đã sử dụng hệ thống phân tích thống kê trên máy tính để nghiên cứu văn bản trong cuốn Voynich và thấy rằng các ký tự được sử dụng lặp đi lặp lại như thể các chữ cái được sử dụng để ghép thành các từ. Đối với những bộ mật mã trước đây, khi phương pháp phân tích này cho ra kết quả tương tự, các nhà nghiên cứu đều có thể khẳng định rằng đây là một thứ ngôn ngữ hoặc một thứ mật mã có ý nghĩa.

Nhiều giả thuyết về cuốn sách đã được đặt ra, người cho rằng đây là cuốn sách y học, người cho rằng nó viết về thiên văn nhưng những hình ảnh về phụ nữ tắm khiến những giả thuyết này bị lung lay
Nhiều giả thuyết về cuốn sách đã được đặt ra, người cho rằng đây là cuốn sách y học, người cho rằng nó viết về thiên văn nhưng những hình ảnh về phụ nữ tắm khiến những giả thuyết này bị lung lay


.

Hiện giờ, nhà nghiên cứu Montemurro đang tập trung nghiên cứu cách mà các con chữ được sắp xếp để tạo thành từ, nhằm giải nghĩa cuốn sách Voynich. Tuy vậy, cũng có luận điểm cho rằng người tạo ra cuốn sách này có thể đã chủ tâm sắp xếp các ký tự lặp đi lặp lại trong văn bản để trò đùa có vẻ thuyết phục hơn. Nhưng theo Montemurro, những thông số khoa học được tìm ra đa chiều và phức tạp hơn thế. Những người Trung Cổ ngày đó chưa thể có được đầy đủ kiến thức hàn lâm sâu sắc đến mức sáng tạo ra được một trò chơi khăm khoa học và hoàn hảo như vậy. Thế nhưng dù tin tưởng cuốn Voynich có mang ý nghĩa thông điệp, Montemurro vẫn không thể dịch nghĩa nó.

Các nhà nghiên cứu đã lọc ra được 5 nội dung cơ bản mà cuốn sách đề cập tới: sinh vật học, thiên văn học, dược học, thảo dược học và các công thức bào chế.

Các nhà nghiên cứu đã lọc ra được 5 nội dung cơ bản mà cuốn sách đề cập tới: sinh vật học, thiên văn học, dược học, thảo dược học và các công thức bào chế.

Giáo sư Gordon Rugg, một nhà toán học đến từ trường Đại học Keele, Anh thậm chí đã sáng tạo ra một bảng mật mã giống với cuốn sách Voynich và viết những đoạn văn bản bằng chính những ký tự đó theo quy luật do ông đặt ra. Đó là một bằng chứng cho thấy việc cuốn Voynich có mang ý nghĩa là hoàn toàn có thể.

Văn bản mà giáo sư Gordon Rugg sáng tạo ra dựa trên cuốn sách Voynich.

Bởi mức độ “khó nhằn” của cuốn sách Voynich, các nhà nghiên cứu đều tin rằng nó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, được chủ định sáng tạo ra để viết nên cuốn sách này. Thứ ngôn ngữ được sử dụng trong đó không phải ngôn ngữ tự nhiên được hình thành do quá trình tiến hóa của loài người. Đằng sau đó là cả một câu chuyện dài với vô vàn bí ẩn cuốn hút các thế hệ nhà nghiên cứu mật mã suốt hơn 100 năm qua. Tuy vậy, cho tới hôm nay, các nhà khoa học đều phải chấp nhận rằng có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ giải mã được cuốn sách bí ẩn nhất của nhân loại.

Pi UyTheo BBC

Nguồn: Dantri.com.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast