“Những suy nghĩ mới về Truyện Kiều trong thế kỷ XXI”

(Baohatinh.vn) - Hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, chiều 24/10, Thư viện tỉnh Hà Tĩnh tổ chức mời PGS.TS Trần Nho Thìn (Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) nói chuyện chuyên đề “Những suy nghĩ mới về Truyện Kiều trong thế kỷ XXI” với giáo viên, học sinh THCS, THPT trên địa bàn TP.Hà Tĩnh.

“Những suy nghĩ mới về Truyện Kiều trong thế kỷ XXI” ảnh 1
PGS.TS Trần Nho Thìn: Cần đọc và hiểu giá trị tác phẩm, tính cách nhân vật với góc độ tổng quát, toàn kiệt tác chứ không nên chỉ căn cứ vào từng trường đoạn

Tại buổi nói chuyện PGS.TS Trần Nho Thìn khẳng định lại những giá trị bất hủ, chiều sâu tư tưởng cũng như nghệ thuật miêu tả tài tình của Đại thi hào Nguyễn Du trong tuyệt tác xuyên thời gian, không gian Truyện Kiều.

PGS.TS Trần Nho Thìn cũng chia sẻ những câu chuyện, điển tích xoay quanh tác phẩm; phân tích góc nhìn, cách cảm, cách phân tích của một số nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn thế kỉ trước với Truyện Kiều.

“Những suy nghĩ mới về Truyện Kiều trong thế kỷ XXI” ảnh 2

Theo PGS.TS Trần Nho Thìn về cơ bản có thể phân kỳ lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều thành 4 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn đọc mang dấu ấn của quan niệm mỹ học trung đại trong thế kỷ XIX; giai đoạn đọc chịu ảnh hưởng của các lý thuyết phương Tây ở nửa đầu thế kỷ XX; giai đoạn đọc chịu ảnh hưởng chủ yếu của lý luận văn học Nga Xô viết; giai đoạn đọc Truyện Kiều từ sau năm 1975.

Ở mỗi giai đoạn, việc tiếp nhận chịu sự chi phối của nhiều nhân tố chính trị - văn hóa - xã hội khác nhau, trong đó nổi bật là kiểu người đọc riêng biệt của mỗi giai đoạn.

Thế kỉ XXI, người đọc nên vận dụng các phương pháp, lý thuyết đọc mới về Truyện Kiều để có những góc nhìn mới mẻ hơn về tác phẩm; đọc và hiểu giá trị tác phẩm, tính cách nhân vật ở góc độ tổng quát, toàn kiệt tác chứ không nên chỉ căn cứ vào từng trích đoạn.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast