Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

(Baohatinh.vn) - 20 tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và con cháu dòng họ đã góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đội Cung và dòng họ Trần Công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Sáng 22/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Kỳ Anh và dòng họ Trần Công phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Đội Cung và dòng họ Trần Công - Long Trì, Kỳ Anh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng điểm lại một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Đô Lương; về thân thế, cuộc đời của Đội Cung cũng như những đóng góp của dòng họ Trần Công ở huyện Kỳ Anh cho lịch sử dân tộc.

Liệt sỹ Đội Cung, tức Trần Công Cung, Nguyễn Văn Cung (1903 - 1941) là con cháu họ Trần Công ở làng Long Trì, tổng Đậu Chữ (nay là thôn Phú Long, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) - dòng họ có truyền thống yêu nước và hiếu học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Chân dung liệt sỹ Đội Cung

Đội Cung là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Đô Lương ngày 13/1/1941, thể hiện hành động yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá: “Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Đô Lương, Bắc Sơn đã tỏ rõ đồng bào ta quyết bước theo vết máu vẻ vang của tiền nhân, hăng hái diệt thù”.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Đại biểu tham quan hình ảnh trưng bày về liệt sỹ Đội Cung và dòng họ Trần Công.

Dù không giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng to lớn, sâu rộng trên toàn quốc, để lại cho Đảng ta bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hội thảo lần này đã nhận được hơn 20 tham luận, ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các nhà khoa học, lãnh đạo địa phương và con cháu dòng họ. Các tham luận là những công trình nghiên cứu công phu với nhiều tài liệu phong phú, xác thực, đã tái hiện và đánh giá một cách khách quan, trung thực về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Bí thư Huyện ủy Trần Đình Gia: "Hội thảo làm phong phú, sâu sắc thêm những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đội Cung và dòng họ Trần Công; là dữ liệu lịch sử quý báu của Đảng bộ, dòng họ và là tài liệu để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về sự cống hiến của bậc tiền nhân với quê hương, đất nước".

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp của Đội Cung và vai trò của ông trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương, nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa; những đóng góp của các nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Trần Công - Long Trì, Kỳ Anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển trình bày tham luận: Cuộc khởi nghĩa của binh lính Đô Lương năm 1941 trong hành trình lịch sử Việt Nam cận đại.

Các ý kiến cũng đã làm rõ sự kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; việc bảo tồn, tôn tạo các dấu tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương và phát huy các giá trị di sản lịch sử, văn hóa tại địa phương có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm 1941.

Hội thảo khoa học Đội Cung và dòng họ Trần Công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

PGS.TS Nguyễn Tất Thắng - Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế trình bày tham luận: Khởi nghĩa Đô lương và sự thất bại của thực dân Pháp trong chính sách “dùng người Việt trị người Việt”.

Hội thảo đã góp phần giúp các thế hệ con cháu và Nhân dân địa phương hiểu rõ hơn về dòng họ Trần Công và các nhân vật lịch sử họ Trần Công ở huyện Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast