MiG-31BМ đánh chặn tốt nhất thế giới: Săn Blackbird SR-71

Ngày 8/4/2016, Quân khu trung tâm Nga trong một cuộc tập trận chung giữa không quân và phòng không đã lập kỷ lục mới về bay thẳng trên chiếc tiêm kích MiG-31BM.

Các MiG-31BM được tiếp dầu 3 lần trên không đã thực hiện chuyến bay liên tục cự ly 8.000 km trong 7 giờ, từ khu Krasnoiarsk (Sibiri) đến vùng Astrakhan (Đông Nam phần lãnh thổ Châu Âu của Nga).

mig 31bm danh chan tot nhat the gioi san blackbird sr 71

MiG-31 BM hiện đại hóa (Ảnh : Iuri Smitiuk /ТАSS)

Săn “Blackbird”

Máy bay đánh chặn hai chỗ MiG-31 hoàn toàn xứng đáng được mệnh danh là máy bay “vượt trước thời đại”.

Đấy là chiếc máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của Xô Viết, - nó thực hiện chuyến bay đầu vào năm 1975, đến thời điểm hiện tại là loại máy bay có tốc độ cao nhất (3.000 km/h) và có trần bay cao nhất (20.000 m) trên thế giới.

MiG-31 được đưa vào trang bị cho các đơn vị Không quân Liên Xô năm 1980. Và cho đến tận năm 2000 là máy bay duy nhất trên thế giới được trang bị radar ăng ten mạng pha.

MiG-31 cũng như máy bay đánh chặn F-14 của Mỹ đều được trang bị tên lửa “không đối không” tầm xa. Nhưng F-14 hiện đã “hưu trí”.

Trong thế kỷ trước, máy bay đánh chặn Xô Viết MiG-32 đã trở thành lá chắn đáng tin cậy ngăn chặn bất kỳ kẻ vi phạm không phận nào. Sau khi được tái trang bị các phương tiện điện tử thành biến thể MiG-31BM, chiếc máy bay này có thể tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên không có tốc độ đến 5M và cả các các vệ tinh ở quỹ đạo gần trái đất.

MiG-31 đã là phương án đáp trả mối đe dọa từ Mỹ xuất hiện trong nửa sau những năm 60 của thế kỷ trước. Máy bay đánh chặn Xô Viết Tu-128 lúc đó kém hiệu quả khi đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược Mỹ FB-111 tốc độ siêu âm nhưng lại có khả năng bay thấp bám địa hình. Sản phẩm FB-111 mới này của GeneralDynamics cực kỳ nguy hiểm bởi vì nó mang tên lửa có đầu tác chiến hạt nhân.

mig 31bm danh chan tot nhat the gioi san blackbird sr 71

SR-71 “ Blackbird”

Một mối đe dọa nữa tuy ít nguy hiểm hơn nhưng cũng cực kỳ khó chịu đối với Liên Xô – đó là loại máy bay trinh sát được thiết kế theo đơn đặt hàng của CIA “Blackbird ” SR-71 có tốc độ không tưởng tới 3,2M. Trần bay cũng đạt độ cao kỷ lục: trần bay thực tế -26.000 m – tối đa 29.000 m.

Tu-128 với tốc độ chỉ bằng một nửa và trần bay kém “Blackbird” tới 10.000 m không thể nào “trị” được SR-71.

Tham gia vào cuộc thi thiết kế loại máy bay đánh chặn mới của Liên Xô có: Phòng thiết kế- thử nghiệm Mikoian, Phòng thiết kế - thử nghiệm Tupolev và Iakovlev. Dự án của Mikoian được thông qua vào năm 1968.

Cùng với Phòng thiết kế Mikoian, nhiều phòng thiết kế và Viện nghiên cứu khoa học khác cũng tham gia vào dự án này – yêu cầu đặt ra: máy bay mới phải có tất cả các tính năng vượt trội so với Tu-128 kể cả trần bay, tốc độ, vũ khí, thiết bị điện tử.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-31 được thực hiện vào năm 1975, nhưng phải cần tới 3 năm tiếp theo để hoàn thiện phần thiết bị quan trọng nhất – radar ăng ten mạng pha. Để thử nghiệm kiểu máy bay đánh chặn mới này, Liên Xô đã phải thay toàn bộ trang thiết bị trường bắn tại Akhtubinsk.

Mục tiêu và máy bay đánh chặn phải đối đầu nhau ở cự ly tới hơn 200 km. Chính ở cự ly này, radar “Zaslon” của MiG-31 đã phát hiện được máy bay ném bom FB-111 (giả định). Tên lửa được thiết kế riêng cho dự án này là R-33 có cự ly bắn ít hơn một chút so với cự ly phát hiện mục tiêu - 160 km. MiG- 31 có thể phát hiện các mục tiêu kiểu máy bay tiêm kích ở cự ly 170 km.

Việc sử dụng radar mới cho phép tăng số lượng mục tiêu bị phát hiện lên 24 và có thể bám khóa 4 mục tiêu. Cự ly khóa mục tiêu và bắn tên lửa của máy bay đánh chặn của phiên bản mới này tăng đáng kể.

Máy bay đánh chặn MiG-31 cũng được trang bị thiết bị radar hồng ngoại 8TK có thể phát hiện mục tiêu từ nguồn phát nhiệt của động cơ đang hoạt động ở khoảng cách tới 56 km. Radar hồng ngoại cho phép thực hiện sục sạo tìm mục tiêu ở chế độ thụ động, tắt radar, thiết bị này cũng được kết nối với hệ thống điều khiển vũ khí.

Ngoài các tên lửa tầm xa, MiG-31 sử dụng cả tên lửa tầm trung và tầm ngắn .Nó cũng được trang bị pháo sáu nòng cỡ 23mm.

Tất cả đã có hơn 500 MiG-31 được xuất xưởng. Chỉ cần một phi đội gồm 4 chiếc MiG-31 cũng có thể kiểm soát hoàn toàn khoảng không phận có chiều ngang 900 km. Như vậy, toàn bộ biên giới trên không của Liên Xô đã được khóa chặt.

Tuy vậy, MiG-31 cũng đã không chặn Mathias Rust (Tây Đức) hạ cánh trên chiếc máy bay du lịch xuống Quảng trường Đỏ ngày 28/5/1987. Nhưng đó không phải do các nguyên nhân kỹ thuật, mà là các nguyên nhân chính trị .

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast