NATO vẫn “sợ” tàu ngầm của Nga

Lực lượng hải quân Mỹ và hạm đội NATO e ngại tàu ngầm của Nga và hệ thống tên lửa “bọt khí A2/AD”.

Hải quân Mỹ và hạm đội NATO coi tàu ngầm của Nga và hệ thống tên lửa “bọt khí A2/AD” là loại vũ khí gây nguy hiểm nhất đối với Mỹ và NATO, tạp chí The National Interest đưa tin.

"Nga đang xây dựng một số tàu ngầm động cơ diesel-điện tàng hình và đặt chúng xung quanh khu vực châu Âu", Phó Đô đốc James Foggo, người chỉ huy cuộc tập trận của hải quân NATO Baltops-2016 trao đổi với tạp chí trong cuộc phỏng vấn với Hải quân Mỹ.

Phó đô đốc đặc biệt chú ý đến các tàu ngầm của Nga mang tên lửa hành trình của dự án 885 “Yasen”, đặc biệt là chiếc tàu ngầm đầu tiên của dự án K-560 “Severodvinsk” được trang bị trong Hạm đội Biển Bắc.

nato van so tau ngam cua nga

Chiếc tàu ngầm của dự án K-560 "Severodvinsk"

"Đây là một tàu ngầm gây ấn tượng mạnh. Nếu chú ý xem xét tổ chức của Hải quân Nga, nơi mà nghiên cứu và phát triển các dự án thì có thể thấy rằng phần lớn Nga đang nỗ lực phát triển sức mạnh của tàu ngầm này”, Foggo cho biết.

Các tàu ngầm của Nga là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Hải quân, Phó Đô đốc cũng đồng ý với nhà phân tích Trung tâm Phân tích của các lực lượng hải quân Elerik Fritz đưa ra.

Tuy nhiên cả Fritz và Fogg tin tưởng rằng phương Tây duy trì “ưu thế bất đối xứng” đối với vũ khí Nga, mặc dù phương Tây có lợi thế hiện đại hóa các hạm đội tàu ngầm, nhưng lợi thế này có thể nhanh mất đi nếu tốc độ phát triển của tàu ngầm Nga sẽ vượt xa tốc độ cải tiến vũ khí của phương Tây.

“Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra, do đó chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển để đạt được lợi thế công nghệ cho các tàu của chúng tôi, ví như làm cho chúng bí mật hơn, mạnh mẽ hơn nữa. Nếu chúng ta muốn tiếp tục ngăn chặn( Nga) thì chúng ta phải xác định sẽ phải đối phó với những thách thức này”, dẫn lời Jame Foggo.

Quân đội Mỹ cũng tin rằng mối đe dọa của Nga là các tổ hợp như: Tàu ngầm trong hệ thống phòng thủ của Hạm đội Biển Bắc, tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không di động S-400 và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P( K-300P hay SSC-5). Những loại vũ khí này còn được gọi là bọt khí A2/AD, chúng làm khó khăn cho Mỹ bởi tính cơ động trong khu vực, Foggo nói thêm.

nato van so tau ngam cua nga

Một tổ hợp K-300P cùng tên lửa Yakhont

Trước đây vấn đề về “bọt khí A2/AD” đã được chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Estonia, Trung tướng Riho Terras nhắc đến. Các nước trong khu vực Baltic sẽ bị tàn phá nếu nhận đợt tấn công từ Nga. Bởi thế mà NATO đã lệnh cho liên minh của mình phát triển, soạn thảo ra bản chiến lược để chống lại A2/AD.

Vị tướng cũng đề nghị NATO tổ chức ra thêm trong khu vực Baltic một tiểu đoàn và trang bị cho các nước trong vùng Baltic hệ thống tên lửa phòng không ZRK Patriot.

Thời gian này, phó đô đốc Hải quân Mỹ cùng với các nhà phân tích quân sự khẳng định rằng: “Trước mắt chúng ta đây không phải là sự lặp lại của chiến tranh lạnh vì Nga không đặt ra mối đe dọa nào cho sự tồn tại của phương Tây”.

Chúng tôi rất quan tâm đến sự có mặt của Nga trong trật tự ở châu Âu, nhưng đó chỉ là sự làm cân bằng cần thiết với chúng tôi và NATO, nhất định không pải chiến tranh”, ông Elerik Fritz kết luận.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast