Nga sẽ phát triển “sát thủ diệt tăng” trên khung gầm Armata

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti đăng tải ngày 27-4 cho biết, Tổ hợp Instrument Design Bureau (IDB) đang phối hợp với đơn vị thiết kế khung gầm thiết giáp đa dụng Armata thuộc Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển phiên bản xe chống tăng tự hành và pháo phản lực phóng loạt trên cơ sở khung gầm hạng nặng này.

Xe tăng T-14 sử dụng khung gầm Armata.

Xe tăng T-14 sử dụng khung gầm Armata.

Nguồn tin trên cho biết, IDB sẽ thiết kế tổ hợp tên lửa thế hệ mới dạng mô-đun hóa để tích hợp lên khung gầm Armata. IDB giới thiệu tổ hợp tên lửa mới sẽ có khả năng sống sót cao nhờ nằm trong kết cấu bọc thép. Khả năng chiến đấu của tổ hợp tên lửa mới được tăng cường giới việc tích hợp vào hệ thống thông tin chiến trường hợp nhất để trao đổi thông tin với các đơn vị đồng minh trong phạm vi chiến đấu. Tổ hợp tên lửa mới sẽ mang theo khoảng 20 đạn tên lửa tùy vào nhiệm vụ chiến đấu khác nhau.

Cơ cấu tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S.

Thông tin cụ thể không được tiết lộ, nhưng tổ hợp tên lửa mới nói trên được đánh giá có thể vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt mọi dòng xe tăng hiện đại trên thế giới.

Trước đó, Nga từng phát triển công nghệ xe chiến đấu mang tên lửa diệt tăng trên khung gầm xe chiến đấu BMP-3 mang tên Khrizantema-S. Khrizantema-S được đánh giá là một trong những tổ hợp vũ khí diệt tăng uy lực nhất trên thế giới. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, chỉ cần 3 xe phóng Khrizantema-S là đủ để đối phó với 14 xe tăng chiến đấu chủ lực của đối phương và tiêu diệt không ít hơn 60% trong số đó. Được trang bị tên lửa siêu thanh 9M123/9M123-2 tầm bắn 6km, Khrizantema-S hoàn toàn có khả năng thấy trước, bắn trước và có thể tiêu diệt các dòng xe tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ hay Leopard 2A6 của Đức.

Mới đây, lãnh đạo Uralvagonzavod Oleg Sienko từng tuyên bố, trên nền khung gầm Armata, Nga dự kiến phát triển tới 24 dòng phương tiện chiến đấu mới tùy vào nhu cầu của Quân đội Nga và mục đích xuất khẩu.

Theo qdnd.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast