Sáu vũ khí bí mật Ấn Độ đang âm thầm chế tạo

Đây là những vũ khí bí mật, phức tạp hiện đang được Ấn Độ nghiên cứu phát triển, trang tin Exploredia vừa cập nhật.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

1. Tăng Arjun Mark II

Theo tiến độ, đến năm 2016, tăng Arjun Mark II sẽ được đưa vào biên chế, nhưng thực tế vẫn trong giai đoạn phát triển, thử nghiệm. Đây là 1 trong 10 vũ khí bí mật, phức tạp nhất mà Ấn Độ đang triển khai.

Arjun Mark II dùng động cơ diesel công suất 1.500 mã lực, tốc độ tối đa 65km/h. Vũ khí chính của Arjun Mark II là siêu pháo 120 mm, có các loại đạn xuyên giáp hiện đại.

Tăng được trang bị 8 thiết bị phóng lựu và kíp lái 4 người có thể quan sát môi trường một cách toàn diện nhờ hệ thống quan sát toàn cảnh cực kỳ hiện đại.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

Tăng Arjun Mark II.

Arjun MK II còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động APS giúp tránh các cuộc tấn công bằng cảm biến gây nhiễu hoặc phá hủy các đầu đạn của đối phương. Arjun Mark II là niềm tự hào của lục quân Ấn Độ, có sức mạnh ngang với những siêu tăng mạnh nhất hiện nay. Nó được phát triển từ nền tăng Arjun MK I.

Ngay sau khi thử nghiệm thành công, Bộ quốc phòng Ấn Độ đã đặt hàng lập tức 400 chiếc để trang bị cho lục quân. Theo giới bình luận, Arjun MK II là khắc tinh với những loại xe "đồng cấp" của Trung Quốc hay Al Khalid của Pakistan.

2. Máy bay không người lái DRDO Rustom II

Theo Exploredia, DRDO Rustom II có thể bay với tốc độ 140 dặm (225 km)/giờ, độ cao 35.000 feet (khoảng 10,6 km).

Được thiết kế dựa trên nền máy bay Predator của Mỹ, nhưng Rustom II lại có thêm nhiều cải tiến, như được trang bị hệ điều khiển bay cao cấp, vật liệu khung bằng composite, tự động cất và hạ cánh.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

Máy bay không người lái DRDO Rustom II

Với chiều dài hơn 5 mét, tầm hoạt động 250 km, DRDO Rustom II sẽ trở thành phương tiện bay (UAV) đầu tiên của Ấn Độ với những vũ khí hiện đại như tên lửa chống tăng và súng đa năng.

Hiện các nhà thiết kế muốn giảm trọng lượng tổng thể xuống dưới 1.800 kg và cải tiến khả năng mang và sử dụng vũ khí tốt hơn.

Theo trang tin Janes.com, cuối năm 2016, DRDO Rustom II đã được đưa vào thử nghiệm thành công trong phạm vi 100 km để kiểm tra các khả năng cất cánh, bay nghiêng, bay các cấp độ và hạ cánh.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành các thử nghiệm, DRDO Rustom II sẽ được đưa vào sử dụng năm 2018, đảm nhận các nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra và tình báo.

3. Trực thăng LCH TD4

Ấn Độ hiện đang thử nghiệm LCH TD4, trực thăng tấn công đa năng, tổ lái 2 người được trang bị pháo 20 mm, cùng tên lửa và bom. LCH TD4 có thể bay tốc độ gần 170 mph (274 km) ở độ cao trên 21.000 feet (6.400m) với nhiệm vụ chính là tấn công các mục tiêu trên không, và tấn công chiến thuật, trinh sát cùng nhiều vai trò hỗ trợ khác.

LCH TD4 là sản phẩm của Tập đoàn HAL (Hindustan Aeronautics Limited) phát triển từ năm 2006 để trang bị cho Không quân và Lục quân Ấn Độ.

Nó được phát triển trên nên khung thân trực thăng đa nhiệm HAL Dhruv, có thể hoạt động ở độ cao lớn trong mọi thời tiết.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

Trực thăng LCH TD4

Có khung thân hẹp để tối ưu khả năng tàng hình. LCH có thể mang 8 tên lửa chống tăng LAHAT trang bị dầu dẫn laser bán chủ động hoặc 8 tên lửa chống tăng Helina do Ấn Độ sản xuất.

4. Máy bay UAC II-214

UAC II-214 là máy bay vận tải đa nhiệm (MTA) đang được Ấn Độ phát triển để thay cho phi đội bay vận tải Antonov AN-32 hiện có.

Theo thiết kế, UAC II-214 dài 38 m, vận tốc 541dặm (trên 870km)/giờ với trọng tải trên 19 tấn, trong đó có tới 150 hành khách, trần bay 12.000 m.

Phạm vi hoạt động từ 2.000 dặm đến 4.400 dặm (3219 đến trên 7000km) tùy thuộc vào tải trọng.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

Máy bay UAC II-214.

UAC II-214 là sản phẩm hợp tác giữa United Aircraft Corporation (UAC) của Nga và Hindustan Aeronautics (HAL) Ấn Độ.

Sải cánh dài 30,1 m, cao 10 m, trọng lượng cất cánh tối đa 68.000 kg, sức chứa nhiên liệu 13.500 kg, dùng 2 động cơ Aviadvigatel PS-90A-76 kiểu turbofan, 280 kN mỗi chiếc.

Dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ năm 2018

5. Tiêm kích Tejas MK-II

Tejas MK-II là máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ thứ 5, có khả năng tàng hình, hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Theo trangtin Aviationfans.com, Tejas MK-II có cấu hình không cánh đuôi ngang, thay vào đó là thiết kế cánh tam giác, được trang bị 1 động cơ phản lực.

Một số thông số kỹ thuật chính như tổ lái 1, dài 13,20m, sải cánh 8,2 m, cao 4,4m, diện tích cánh 38,4 m vuông, trọng lượng không tải 5.500 kg, trọng lượng cất cánh 8.500kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.500 kg.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

Tiêm kích Tejas MK-II.

Sử dụng 1 động cơ General Electric F404-GE-IN20, 53,9 kN. Vận tốc cực đại Mach 2.0 (2.376 km/h) trên độ cao 15.000m. Tầm bay 3.000 km, trần bay 15.950 m. Vũ khí gồm 1 pháo 2 nòng 23 mm GSh-23, 220 viên đạn, tên lửa không đối không Astra BVRAAM, Vympel R-77 (AA-12 Adder), Vympel R-73 (AA-11 Archer)....và bom chùm RBK-500. Hệ thống điện tử Radar EL/M-2052 AESA

Tejas MK-II có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiến thuật cho tới phòng thủ. Chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ được khởi đầu vào năm 2019 và chính thức được bên chế cho quân đội sau năm 2022.

6. INS Vikrant

INS Vikrant là tàu sân bay "quốc nội" được đóng bởi hãng Cochin Shipyard Limited, dự kiến sẽ được biên chế cho hải quân Ấn Độ năm 2018.

Tàu sân bay INS Vikrant đã được hạ thủy hồi trung tuần tháng 8/2013, dài 860 feet (262m) rộng 200 feet (61 m), diện tích sàn rộng trên 10.000 mét vuông.

INS Vikrant có tốc độ di chuyển 28 knot, phạm vi hoạt động trên 9.000 dặm (14.500 km). INS Vikrant có lượng giãn nước khoảng 45.000 tấn, sử dụng đường băng máy bay kiểu cầu bật.

sau vu khi bi mat an do dang am tham che tao

INS Vikrant.

Có thể chuyên chở 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King. Tổng số nhân viên phục vụ khoảng 1.400 người.

Về hệ thống phòng vệ, INS Vikrant được trang bị hệ tên lửa hạm đối không tầm xa cùng hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần, có khả năng đối phó đồng loạt với tên lửa đối hạm và máy bay đối phương.

Ngoài ra, INS Vikrant còn được trang bị 4 pháo hạm siêu tốc OTO Melara 76mm, có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm bắn trên 30km.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast