Thổ đưa tăng Kaplan đến chiến trường Idlib

Để hoàn thiện khả năng chiến đấu cho những cỗ tăng hạng nhẹ Kaplan, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vũ khí này đến chiến trường Syria.

Nhận định được đưa ra bởi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khi quân đội nước này chính thức được tiếp nhận những chiếc xe tăng Kaplan đầu tiên do nước này tự sản xuất với sự hợp tác của Indonesia.

Trong đợt chuyển gia đầu tiên nhà sản xuất FNSS của Thổ đã bàn giao cho quân đội nước này 6 xe tăng Kaplan với mục đích thử nghiệm. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, số lượng xe tăng này sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.

Thổ đưa tăng Kaplan đến chiến trường Idlib

Xe tăng Kaplan.

Theo tiết lộ của FNSS, năng lực diệt tăng của Kaplan là rất đáng kể với các tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet nhập khẩu từ Nga có thể tiêu diệt được những dòng xe tăng tối tân nhất hiện nay.

Trong thời gian tới, xe tăng mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được trang bị dòng tên lửa chống tăng OMTAS do nhà sản xuất Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Dù được xếp vào dòng chiến tăng hạng nhẹ nhưng hệ thống hỏa lực của Kaplan rất đáng nể với tháp pháo CMI Cockerill 3105 lắp khẩu pháo nòng xoắn 105mm có khả năng bắn nhiều loại đạn và tên lửa chống tăng, cùng 1 khẩu súng máy 7,62mm.

Tháp pháo có hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ xoay. Khả năng phòng vệ của xe tăng được đánh giá cao với lớp giáp đạt tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp 4 của NATO (có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ 14,5mm và an toàn trước mảnh đạn pháo cỡ 155mm), đồng thời có khả năng tích hợp thêm các tấm giáp phụ dạng module.

Xe tăng được điều khiển bởi kíp lái 3 người. Khả năng bảo vệ của xe còn được tăng cường bằng hệ thống cảnh báo laser và lựu đạn khói để giảm khả năng bị theo dõi và tấn công.

Theo nguồn tin quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, giống như hầu hết những vũ khí mới do nước này phát triển trong thời gian gần đây, rất có thể trong thời gian tới những cỗ tăng Kaplan cũng sẽ xuất hiện tại chiến trường Syria với mục đích thử nghiệm và hoàn thiện khả năng chiến đấu.

Bởi quân đội nước này đã dùng 75% vũ khí và đạn dược nội địa trong chiến dịch quân sự tại khu vực miền Bắc Syria vừa qua. Quyết định này được đưa ra bởi sức mạnh và độ tin cậy từ những vũ khí nội địa của Ankara.

Gần như mọi vũ khí trong chiến dịch “Cành Oliu” trước đây và “Mùa xuân Hòa bình” vừa qua đều do nước này tự sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp quốc phòng đã tăng từ 18% lên 70% trong 15 năm qua.

Những khí tài chủ lực như bom thông minh HGK, pháo phản lực phóng loạt MKEK, UAV cảm tử, trực thăng T129 ATAK và pháo tự hành Firtina đều là sản phẩm của các nhà máy quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay khi thông tin về tỷ lệ vũ khí nội địa đã thử lửa tại Syria, chuyên gia quân sự Zulfikar Dogan của tờ Al Monitor cho rằng, Ankara chú trọng sử dụng vũ khí tự sản xuất muốn nhấn mạnh sự tiến bộ của ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt khi chúng đã chứng minh được sức mạnh và hoàn thiện khả năng chiến đấu trong môi trường thực chiến tại Syria.

Vì vậy, ngoài mục đích trang bị trong nước, Thổ còn có tham vọng trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí trên thế giới.

Theo Báo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast