Tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc: Quá khứ và hiện tại

Xin giới thiệu thông tin về tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc qua công trình nghiên cứu ngắn của chuyên gia quân sự Nga Xergey Linnhik.

(Các số liệu được dẫn vào thời điểm cuối năm 2014) trên tờ “ Bình luận quân sự” (Nga) Người dịch có bổ sung, sắp xếp lại và đặt tiêu đề để tiện theo dõi.

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc (TQ) có một lực lượng vũ trang với quân số đông nhất trên thế giới. Các quân chủng Hải quân, Không quân và Lục quân của Quân giải phóng nhân dân TQ (PLA ) đang được trang bị các mẫu vũ khí và khí tài mới. Giới lãnh đạo TQ không giấu diếm tham vọng: sau các cuộc cải cách kéo dài bắt đầu từ những năm 80, PLA cần phải có tiềm lực quân sự đối đầu ngang ngửa với đối thủ địa-chính trị chủ yếu là Mỹ.

TQ đang thực hiện các thiết kế và nghiên cứu quy mô lớn để chế tạo các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại. Nền khoa học và công nghiệp TQ đã thu hẹp đáng kể sự tụt hậu công nghệ và trong một số lĩnh vực đã đạt được trình độ hiện đại – đồng thời cũng công khai sao chép và tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp. Các thành tựu trong lĩnh vực này (vũ khí –trang bị kỹ thuật quân sự) thường được thường xuyên quảng bá trên các hội chợ (triển lãm) quốc tế để xúc tiến xuất khẩu.

Nhưng về vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang chúng thì TQ luôn giữ bí mật. Các quan chức Bắc Kinh cực kỳ kín đáo khi đưa ra các bình luận và thường lảng tránh trả lời khi được hỏi về chủ đề này.

Cho đến bây giờ không có số liệu chính thức (từ phía TQ) về số lượng đầu đạn hạt nhân mà TQ đã được triển khai trên các phương tiện mang chiến lược. Chỉ các số liệu phỏng đoán của các chuyên gia về số lượng các tên lửa đạn đạo đã được triển khai và máy bay ném bom. Dĩ nhiên, sai số trong các số liệu đó là lớn và thậm chí là đôi khi rất không chính xác.

Nhưng nếu tổng hợp từ các nguồn và bằng nhiều cách tính toán khác nhau, ta sẽ có được một số thông tin về lực lượng này của TQ, cụ thể như sau:

I .Vài nét về lịch sử phát triển và thực trạng

Công việc thực tế chế tạo vũ khí hạt nhân của TQ được tiến hành từ cuối những năm 50. Không thể không kể đến sự giúp đỡ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật mà Liên Xô (LX) đã dành cho TQ trong lĩnh vực này. Hàng nghìn nhà khoa học và chuyên gia về các chuyên ngành liên quan của TQ đã được đào tạo tại Liên Xô.

Liên Xô đã giúp TQ xây dựng các nhà máy làm giàu Urani ở Bao Đầu và Lan Châu vào năm 1958. Tuy vậy, cùng thời gian đó, tất cả các đề nghị của TQ về việc LX cung cấp nhiên liệu hạt nhân vũ khí đều không được lãnh đạo LX chấp nhận.

Tháng 7/1960, khi quan hệ Xô- Trung trở nên xấu đi, hợp tác hai bên trong lĩnh vực hạt nhân chấm dứt. Nhưng điều đó cũng không gây cản trở quá nhiều đến dự án nguyên tử của TQ. Ngày 16/10/1964, tại trường bắn Lobnor ở khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ , TQ đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên nhiên liệu Urani-236 có sức công phá 22 Kt.

Maket quả bom nguyên tử đầu tiên của TQ

Maket quả bom nguyên tử đầu tiên của TQ

Sau đó 7 tháng, TQ tiến hành vụ thử mẫu bom hạt nhân đầu tiên. Ngày 14/5/1965, máy bay ném bom hạng nặng Tu- 4 (tức H-4) đã ném một quả bom Urani 35 Kt và quả bom này đã phát nổ ở độ cao 500 m trên khu vực trường bắn.

Các phương tiện mang vũ khí hạt nhân đầu tiên của TQ là 25 máy bay ném bom tầm xa động cơ pitong Tu-4 do Liên Xô cung cấp năm 195, các máy bay ném bom phản lực chiến trường Harbin H-5 (copy IL-28) và các máy bay ném bom tầm xa Xian H-6 (copy Tu-16).

Ngày 17/6/1967, TQ thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, cũng tại trường bắn Lobnor. Quả bom nhiệt hạch này được máy bay H-6 thả bằng dù và phát nổ ở độ cao 2.960m, công suất vụ nổ là 3,3 Mt. Sau khi tiến hành thành công thử nghiệm trên, TQ chính thức là quốc gia thứ 4 trên thế giới sở hữu vũ khí nhiệt hạch – sau LX, Mỹ và Anh.

Một điều đáng chú ý đối với trường hợp Trung quốc là khoảng thời gian từ khi chế tạo bom nguyên tử đến thời điểm chế tạo được bom nhiệt hạch ngắn hơn nhiều so với các khoảng thời gian tương tự tại ở cả Mỹ, Liên xô, Anh và Pháp.

Nhận thức được khả năng dễ bị tổn thương của Không quân ném bom trước các phương tiện Phòng không của đối phương, song song với việc chế tạo vũ khí hạt nhân, TQ cũng nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện các tên lửa đạn đạo.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast