Tổ hợp phòng không: đến con ruồi cũng không thể bay lọt

Xin được giới thiệu với bạn đọc 2 bài viết của các chuyên gia quân sự Nga về tên lửa phòng không nhưng từ hai góc độ tiếp cận khác nhau.

Bài thứ nhất của Aleksandr Khramchikhin , Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự VHL Khoa học Nga đăng trên “Bình luận quân sự” Nga ngày 16/7/2017 với tiêu đề như trên. Hãy tạm coi đây là bản “sơ kết” (chắc chắn là không đầy đủ) “thành tích” của các tổ hợp tên lửa phòng không cho đến thời điểm này (7/2017).

“Đã có nhiều nỗ lực chế tạo tên lửa phòng ngay từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng lúc đó đã không một nước nào đạt trình độ công nghệ tương ứng. Thậm chí đến thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên cũng chưa có các tổ hợp tên lửa phòng không.

Lần đầu tiên các tổ hợp này được sử dụng nhiều là trong Chiến tranh Việt Nam và chúng đã có ảnh hưởng to lớn đến kết cục cuộc chiến, - từ đó đến nay, các tổ hợp tên lửa phòng không là một trong những lớp phương tiện kỹ thuật tác chiến quan trọng nhất.

to hop phong khong den con ruoi cung khong the bay lot

S-75 – "VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI" VĨNH VIỄN

Trong vòng hơn nửa thế kỷ qua đã có hơn 20 kiểu tổ hợp tên lửa phòng không và các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai đạt được thành tích thực sự trong tác chiến. Tuy nhiên, trong đại đa số các trường hợp rất khó để xác định kết quả một cách chính xác.

Thường là rất khó khẳng định một cách khách quan là chiếc máy bay hoặc máy bay lên thẳng cụ thể nào đó bị bắn hạ bằng loại vũ khí gì. Chưa kể đến việc các bên tham chiến cố tình nói dối nhằm mục đích tuyên truyền, và vì thế mà gần như không thể dựng lại được “một bức tranh thực sự khách quan”.

Vì những lý do đó, sau đây chúng tôi chỉ dẫn những số liệu đã qua kiểm chứng tương đối kỹ lưỡng và được tất cả các bên liên quan thừa nhận. Kết quả tác chiến thực sự của tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không còn cao hơn nhiều, thêm nữa, trong một số trường hợp, - có thể gấp nhiều lần.

Tổ hợp tên lửa phòng không đầu tiên có thành tích trong tác chiến, không những thế, mà còn là thành tích vang dội, - đó chính là S-75 Xô Viết. Ngày 1/5/1960, tổ hợp này đã bắn hạ chiếc máy bay gián điệp U-2 của Mỹ trên bầu trời Ural và đã gây ra một vụ scandal quốc tế ầm ỹ.

Sau đó, S-75 còn bắn rơi thêm 5 chiếc U-2 – 01 chiếc vào tháng 10/1962 trên không phận Cuba (sau đó thì thế giới chỉ còn cách một cuộc chiến hạt nhân chỉ một bước chân như chúng ta đã biết), 04 chiếc còn lại –trên bầu trời Trung Quốc từ 9/1962 đến tháng 01/1965.

Nhưng “thời kỳ hoàng kim” của S-75 là thời kỳ tổ hợp này tham chiến tại Việt Nam, - trong các năm từ 1965 đến 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Bắc Việt Nam 95 tổ hợp S-75 và 7.658 quả tên lửa có điều khiển đi kèm. Các khẩu đội tên lửa phòng không S-75 trong thời kỳ đầu do các trắc thủ Xô Viết điều khiển, nhưng sau đó đã được các chiến sỹ Việt Nam thay thế toàn bộ.

Theo các số liệu của phía Xô Viết, các tổ hợp này đã bắn hạ hoặc là 1.293, hoặc thậm chí tới 1.770 máy bay Mỹ. Còn chính người Mỹ thừa nhận tổn thất của mình từ các tổ hợp này là 150-200 máy bay.

Đến thời điểm hiện tại, số máy bay bị S-75 bắn rơi do chính người Mỹ thừa nhận là (theo từng kiểu máy bay cụ thể) như sau: 15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02-03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 36 máy bay cường kích A-4, 10 máy bay A-6, 18 chiếc A-7, 03 chiếc A-3, 03 chiếc A-1, 01 chiếc AC-130, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 chiếc F-105, 01 chiếc F-104, 11 chiếc F-8, 04 chiếc máy bay trinh sát RB-66, 05 chiếc RF-101 , 01 chiếc O-2 , 01 chiếc máy bay vận tải C-123 , 01 chiếc máy bay lên thẳng CH-53.

Như đã nói ở phần trên, kết quả thực sự của S-75 tại Việt Nam chắc chắn còn cao hơn rất nhiều, nhưng cụ thể là bao nhiêu – đến giờ thì không thể xác định chính xác được.

Lính tên lửa phòng không (các nước) A rập không bao giờ có thể so sánh được với các trắc thủ Xô Viết, với các chiến sỹ tên lửa phòng không Việt Nam về trình độ huấn luyện tác chiến, chính vì thế và kết quả tác chiến của họ khi sử dụng S-75 thấp hơn rất nhiều.

Trong cuộc “Chiến tranh tiêu hao “từ 3/1969 đến tháng 9/1971, các tổ hợp S-75 Ai cập đã bắn hạ không ít hơn 03 máy bay tiêm kích F-4 và 01 chiếc “Mister”, 01 máy bay cường kích A-4, 01 máy bay vận tải “Piper Cub” và 01 sở chỉ huy trên không C-97 trên bầu trời kênh đào Suez.

Kết quả thực sự có thể cao hơ, nhưng khác với Việt Nam ở chỗ là dù (hiệu quả tác chiến của S-75) có cao hơn, nhưng cùng không nhiều. Trong Cuộc chiên tranh tháng Mười 1973, S-75 Ai cập hạ ít nhất 02 chiếc F-4 và 02 chiếc A-4. Cuối cùng, vào tháng 6/1982, S-75 Syria hạ 01 chiếc tiêm kích Israel “Kfir–C2”.

S-75 Iraq trong Cuộc chiến tranh với Iran năm 1980 -1988 đã bắn rơi ít nhất 04 chiếc F-4 và 01 chiếc F-5E của Iran.

Kết quả thực tế có thể cao hơn vài lần. Trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc” tháng 1-2 /1991, S-75 Iraq hạ 01 máy bay tiêm kích- ném bom Không quân Mỹ F-15E (số hiệu máy bay 88-1692), 01 máy bay tiêm kích hải quân Mỹ F-14 (số hiệu máy bay 161430), 01 máy bay ném bom của Anh “Tornado” (ZD717).

Có thể cộng thêm vào thành tích của S-75 Iraq thêm từ 2 đến 3 chiếc máy bay nữa. Cuối cùng, ngày 19/3/1993, trong cuộc Chiến tranh Abkhazia, S-75 của Gruzia đã bắn hạ 01 chiếc máy bay tiêm kích Su-27 của Nga.

Tính tổng cộng, nạn nhân của S-75 không ít hơn 200 máy bay (còn tại Việt Nam, ta tính riêng - con số nạn nhân của S-75 trên thực tế không ít hơn 500, và rất có thể là phải hơn 1.000 máy bay).

Theo tiêu chí này (số máy bay bị bắn hạ), tổ hợp S-75 vượt xa tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không khác trên thế giới cộng lại. Không loại trừ khả năng tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết này sẽ giữ giải “ quán quân thế giới “ vĩnh viễn.

KẺKẾNHIỆMXƯNG ĐÁNG

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 ra đời muộn hơn S-75, vì thế mà không kịp có dịp được có mặt tại Việt Nam và nó lần đầu được “thử lửa” trong “Cuộc chiến tranh tiêu hao” (A rập –Israel), hơn nữa, lại hoàn toàn do các kíp trắc thủ Xô Viết trực tiếp điều khiển.

Mùa hè năm 1970, chúng đã bắn hạ đến 10 máy bay Israel. Trong cuộc Chiến tranh tháng Mười, ít nhất đã có 02 chiếc A-4, 01 chiếc F-4 và 01 chiếc “Mirage” (của Israel) bị S-125 bắn hạ. Kết quả thực tế có thể còn lớn hơn.

Các S-125 Ethiopia (nhiều khả năng là do chính các kíp trắc thủ Xô Viết hoặc Cuba điều khiển) trong cuộc chiến tranh Ethiopia – Somalia (Đông Phi) 1977 -1978 đã bắn rơi ít nhất 02 chiếc Mi-21 của Somalia.

S-125 Iraq cũng đã hạ 02 chiếc F-4E Iran và 01 chiếc F-16C của Mỹ (số hiệu máy bay 87-0257). Có lẽ các S-125 Iraq đã hạ không ít hơn 20 máy bay Iran, nhưng hiện không thể tìm được căn cứ nào để khẳng định một cách chắc chắn.

S-125 Angola nhưng do kíp trắc thủ Cuba điều khiển tháng 3/1979 đã bắn rơi 01 chiếc máy bay ném bom “Canberra” của Nam Phi.

Cuối cùng, toàn bộ tổn thất của không quân NATO trong cuộc xâm lược Nam Tư tháng 3- tháng 6 /1999 đều là công của S-125 Serbia. Đó là 01 máy bay ném bom “tàng hình” F-117 (số hiệu 82-0806) và 01 máy bay tiêm kích F-16C (số hiệu 88-0550), cả hai chiếc máy bay này đều là của Không quân Mỹ.

Như vậy, số lượng các chiến thắng (máy bay đối phương bị hạ) đã được chính thức thừa nhận của S-125 không vượt quá con số 20, trên thực tế có thể cao hơn 2-3 lần.

Hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trên thế giới S-200 chưa có (trong bảng vàng thành tích) một chiến thắng nào được chính thức được công nhận. Có thể, trong tháng 9/1983, S-200 Syria với kíp trắc thủ Xô Viết đã bắn rơi một máy bay AWACS E-2C của Israel.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến cho rằng trong cuộc xung đột Mỹ - Lybia mùa xuân năm 1986, S-200 Lybia đã hạ 02 máy bay cường kích hải quânA-6 và 01 máy bay ném bom F-111 của Mỹ.

Nhưng ngay đến trong hàng ngũ chuyên gia Nga cũng không có nhiều người đồng ý với giả thuyết trên, mặc dù trong lòngrất muốn. Chính vì vậy mà không loại trừ khả năng là “chiến tích” duy nhất của S-200 cho đến thời điểm này là chiếc máy bay chở khách Tu-154 của Nga bị tổ hợp phòng không này của Ucraine bắn hạ vào mùa thu năm 2001.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Bộ đội phòng không trước kia, nay là (sát nhập) Không quân LB Nga (chính xác hơn – Bộ đội đường không – vũ trụ Nga –ND), S-300P chưa bao giờ được sử dụng trong điều kiện tác chiến thực tế, thành thử các tính năng kỹ - chiến thuật ưu việt như đã công bố của chúng chưa được khẳng định trong thực tiễn trên chiến trường. Cũng có thể nói như vậy về S-400.

Một số các chuyên gia “phòng lạnh” bàn tán, “chém gió” nhiều về “thất bại“ của các hệ thống tên lửa phòng không Nga vào tháng 4 năm nay (2017) khi “Tomahawk” Mỹ bắn phá căn cứ không quân Shayrat của Syria chỉ cho thấy sự thiếu hiểu biết tuyệt đối của các “chuyên gia“ này.

Chưa ai chế tạo được và sẽ không bao giờ có thể chế tạo được các đài radar có thể nhìn xuyên qua lòng đất, bởi vì sóng vô tuyến không đi qua được các vật thể rắn. Các tên lửa có cánh phóng từ biển của Mỹ bay ngang qua và cách rất xa những trận địa của các hệ thống phòng không Nga, và điều quan trọng nhất, chúng bay sau các nếp gấp địa hình (dãy núi).

Các radar Nga đơn giản là không thể nhìn thấy chúng, thành thử, không thể dẫn đường cho các tên lửa phòng không có điều khiển. Với bất cứ hệ thống phòng không nào cũng xảy ra tình huống “bất lực“ tương tự, bởi vì đến thời điểm hiện tại chưa có ai thay đổi được các định luật vật lý.

Đó là chưa nói đến chuyện cả trên phương diện những tuyên bố công khai lẫn trên thực tế, Shaiyrat không được các tổ hợp tên lửa phòng không (Nga) bảo vệ, chính vì vậy mà làm gì có chuyện “bất lực” nào của tên lửa phòng không Nga trong trường hợp Shayrat?

KUB” , “KVADRATVÀ NHỮNGTỔHỢPKHÁC

Các tổ hợp phòng không lục quân Xô Viết đã được sử dụng rộng rãi trong tác chiến. Trước hết, đó là tổ hợp tên lửa phòng không Kvadrat (phiên bản xuất khẩu” của tổ hợp tên lửa phòng không Lục quân Xô Viết “Kub”). Về cự ly bắn, nó gần bằng S-75, chính vì thế mà ở nước ngoài, chúng thường được sử dụng (biên chế) cho lực lượng phòng không chiến lược, chứ không phải cho phòng không lục quân.

Trong cuộc Chiến tranh tháng Mười năm 1973, “Kvadrat” của Ai cập và Syria tổng cộng đã bắn rơi ít nhất 07 chiếc A-4, 06 chiếc F-4, 01 máy bay tiêm kích “ Super Mister”.

Kết quả thực tế có thể còn cao hơn nữa. Ngoài ra, mùa xuân năm 1974, “Kvadrat” Syria, cũng có thể, bắn hạ thêm 06 chiếc máy bay Israel (nhưng đây là số liệu đơn phương của Liên Xô chưa được kiểm chứng).

Nạn nhân của “Kvadrat” Iraq ít nhất là 01 chiếc F-4, 01 chiếc F-5 của Iran và 0-1 chiếc F-16C của Mỹ (số hiệu 87-0288). Nhiều khả năng hơn cả, có thể cộng thêm một đến hai chục chiếc máy bay Iran và từ 01 đến 02 chiếc máy bay nữa Mỹ vào dánh sách này.

Trong Cuộc chiến tranh giành độc lập của Tây Sahara chống Maroc (Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa kết thúc), Algeria ủng hộ Mặt trận POLISARIO đấu tranh giành độc lập và cung cấp cho Quân khởi nghĩa một số lượng đáng kể các phương tiện phòng không. Trong số đó, tổ hợp “Kvadart” đã bắn rơi ít nhất 01 chiếc F-5A Maroc (tháng 1/1976). Ngoài ra, tháng 1/1985. “Kavadrat” của chính Algeria đã hạ 01 chiếc tiêm kích “Mirage-F1” của Maroc.

Cuối cùng, trong cuộc Chiến Lybia – Tchad những năm 1970 -1980, người Tchad đã thu được một số tổ hợp “Kvadrat” của Lybia, một “Kvadrat” chiến lợi phẩm đã bắn rơi chiếc máy bay ném bom Tu-22 của chính Lybia.

Người Serbia sử dụng rộng rãi tổ hợp “Kvadart” những năm 1993-1995 trong cuộc chiến tranh tại Bosnia và Hercegovina. Tháng 9/1993, “Kvadrat” đã hạ 01 chiếc MiG-21 của Croatia, tháng 4/1994 – 01 chiếc “Sea Harrier” FRS1 cất cánh từ tàu sân bay “Ark Royal” của Anh (nhưng có nguồn khác cho rằng, chiếc máy bay này bị tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-3” bắn hạ).

Lần cuối, vào tháng 6/1995, nạn nhân của “Kvadrat” Serbia là chiếc F-16C của Không quân Mỹ (số hiệu 89-2032).

Như vậy, xét tổng thể, nếu tính theo kết quả thì trong số các tổ hợp tên lửa phòng không “cỡ lớn“, Kvadart có lẽ đã qua mặt S-125 và đứng thứ hai, nhưng xếp sau S-75.

Tổ hợp tên lửa phòng không được phát triển từ “Kub” là Buk hiện nay vẫn được coi là một tổ hợp tương đối hiện đại. Đã có những máy bay bị nó bắn hạ. mặc dù “thành tích” này của “Buk” không làm cho chúng ta (người Nga) vui sướng. Tháng 1/1993, trong cuộc chiến Abkhazia, “Buk” của Nga đã bắn nhầm chiếc cường kích L-39 của Abkhazia (đồng minh).

Trong cuộc chiến 5 ngày tại Kavkaz tháng 8/2008, tổ hợp “Buk” của Gruzia do Ucriane viện trợ đã bắn rơi các máy bay ném bom Tu-22M va Su-24 của Nga, và có thể, hạ tới 03 chiếc cường kích Su-25. Cuối cùng, đó là một số vấn đề liên quan đến chiếc “Boeing -777” xấu số của Malaixia trên bầu trời Donbass tháng 7/2014, nhưng trong trường hợp này, còn rất nhiều điều chưa rõ ràng và rất lạ lùng.

Tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Osa của Quân đội Syria, cứ theo số liệu phía Xô Viết cung cấp thì từ tháng 4/1981 đến tháng 5/1982 đã bắn rơi 08 máy bay Israel, cụ thể là: – 04 chiếc F-15 , 03 chiếc F-16, 01 chiếc F-4. Tuy nhiên, không hề có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh, rất có thể, đó toàn là những chiến thắng tự nghĩ ra. Duy nhất có một “thành tích” được khẳng định chắc chắn của “Osa” Syria là một chiếc F-4E Israel, bị bắn hạ tháng 7/1982.

Mặt trận POLISARIO nhận tổ hợp tên lửa phòng không không chỉ từ Algeria mà còn từ Lybia. Chính “Osa” do Lybia cung cấp vào tháng 10 /1981 đã bắn hạ 01 chiếc “Mirage – F1 “và 01 máy bay vận tải C-130 của Maroc.

Tổ hợp tên lửa phòng không ”Osa” của Angola (chính xác hơn – của Cuba) vào tháng 9/1987 đã bắn hạ 01 chiếc AM-3CM của Nam Phi (máy bay trinh sát hạng nhẹ do Ý sản xuất). Có thể còn một số máy bay và máy bay lên thẳng nữa của Nam Phi cũng là nạn nhân của “Osa”.

Có khả năng, “Osa” Iraq vào tháng 1/1991 đã bắn rơi 01 chiếc “Tornado” số hiệu ZA403 của Anh.

Gần đây nhất, vào tháng 7-8 /2014, quân ly khai Donbass đã sử dụng “Osa” chiến lợi phẩm bắn rơi chiếc một máy bay cường kích Su-25 và 01 máy bay vận tải An -26 của Không quân Ucraine.

Nhưng nhìn chung, thành tích của “Osa” là tương đối khiêm tốn. Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-1” và biến thể sâu của nó là “Strela-10” cũng có thành tích hạn chế.

Tháng 12/1983, trong các trận đánh giữa Quân Syria và quân các nước NATO, “Strela-1” Syria đã bắn rơi 01 chiếc máy bay cường kích hải quân A-6 của Mỹ (số hiệu 152915).

Tháng 11/1985, lính đặc nhiệm Nam Phi sử dụng “Strela-1” chiến lợi phẩm bắn hạ chiếc máy bay vận tải Xô Viết An-12 trên không phận Angola. Về phần mình, tháng 2/1988, 01 chiếc “Mirage –F1” của Nam Phi cũng đã bị hoặc là “Strela-1”, hoặc là “Strela-10” bắn rơi. Có thể, trong danh sách nạn nhân của hai kiểu tên lửa này tại Angola còn có một số chiếc máy bay và máy bay lên thẳng nữa của Nam Phi.

Tháng 12/1988, một chiếc máy bay dân sự Mỹ DC-3 đã bị “Strela-10” của Mặt trận POLISARIO bắn nhầm tại Tây Sahara.

Lần gần dây nhất, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” (Iraq), ngày 15/2/1991, “Strela-10” Iraq đã bắn rơi 02 chiếc cường kích A-10 của Không quân Mỹ (số hiệu 78-0722 và 79-0130). Có thể, “Strela-1” và “Strela-10” còn diệt thêm một số máy bay nữa của Mỹ.

Tổ hợp tên lửa phòng không lục quân tầm gần hiện đại nhất của Nga Tor và tổ hợp tên lửa – pháo phòng không TunguskaPantsir chưa xung trận lần nào, thành thử chưa bắn hạ được chiếc máy bay hoặc (và) máy bay lên thẳng nào.

Mặc dù cũng đã có có những tin đồn chưa được kiểm chứng về việc “Pantsir” đã “lập được thành tích tại Donbass - đã hạ 01 máy bay ném bom Su-24 và 01 máy bay lên thẳng tấn công Mi-24 của Không quân Ucraine.

(Còn tiếp)

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast