Cây cầu “bạc mệnh”?

Bắc qua dòng sông Lam thơ mộng, cầu Bến Thủy nối liền hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh. Cầu Bến Thuỷ trở nên khá nổi tiếng với những vụ “tự tử” của sinh viên hay những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng...

Cầu Bến Thuỷ có chiều dài 650 km. Do mặt đường của cầu xuống cấp cùng sự cẩu thả của người lái xe nên ở đây đã xẩy ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc cướp đi vô số sinh mạng con người. Hơn thế, những năm gần đây, trên cầu còn xuất hiện dày đặc là các vụ tự tử, đặc biệt là các vụ tự tử của sinh viên... Từ đó, cây cầu được gắn liền với cái tên cầu “tử thần”.

Để tìm ra một số liệu cụ thể về những cái chết tức tưởi hay cố ý ở cầu Bến Thuỷ là không thể. Chỉ biết mỗi tháng ít nhất cũng có vài chục vụ tai nạn hay tự tử xẩy ra.

Tai nạn giao thông...
Tai nạn giao thông...

Những vụ tai nạn thảm khốc xẩy ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân của các vụ tai nạn này thường là do lái xe, do sự xuống cấp của mặt đường... Thường khi qua đường, lái xe luôn chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu. Ở phía Nam cầu lại có một khúc cua rất nguy hiểm, gần điểm đen giao thông Ngã ba Gia Lách, nhiều khi lái xe không chú ý, không làm chủ được tốc độ nên tai nạn xẩy ra là điều tất yếu. Mặt khác, mặt đường ở ngang cầu đã bị hư hỏng nặng, không có xử lý, phân luồng còn hạn hẹp nên dễ có tai nạn xẩy ra.

Tài xế tên Trung cho biết: “Tôi đi qua cây cầu này thường xuyên, nên cũng quen địa hình và cũng đã chứng kiến nhiều tai nạn xe kinh hoàng mà nguyên nhân chủ yếu là do tài xế lái ẩu”. Mới đây thôi, lúc 5 giờ sáng 4/6, xe tải nặng 89K-7247 khi qua cầu đã đâm vào Trạm thu phí Bến Thủy. Hậu quả tài xế bị thương, ách tắc giao thông trên QL 1A gần 2 tiếng.

và tự tử là chuyện thường thấy trên cầu Bến Thủy
và tự tử là chuyện thường thấy trên cầu Bến Thủy

Hết tai nạn rồi lại đến những cái chết bi thương của giới trẻ. Theo thống kê của Cảnh sát giao thông thì ở địa bàn cầu Bến Thuỷ hàng tháng có trung bình khoảng 2 - 3 vụ chết vì tự tử. Điều đáng nói là con số ngày càng tăng mạnh và đặc biệt đối tượng chủ yếu là sinh viên Đại học Vinh và các trường THPT trên địa bàn hai tỉnh. Gần đây nhất là 2 vụ tự tử của sinh viên Đại học Vinh và học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Vào khoảng 12h trưa ngày 13/5, nữ sinh viên Phạm Thị Thu H. (SN1991) ở Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang là SV K51 A Toán - Trường ĐH Vinh đã gieo mình xuống cầu Bến Thủy để tự vẫn. Trước khi quyên sinh, H để lại một bức thư vĩnh biệt gửi cho gia đình với những lời lẽ thống thiết và cho người yêu với những lời yêu thương sướt mướt. Trước đó, ngày 23/2, do khúc mắc trong chuyện tình cảm, một nam sinh của trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đã gieo mình xuống cầu Bến Thủy tự vẫn.

Những vụ tự tử vì tình luôn chiếm tỉ lệ lớn. Bạn Lê Thuỳ Dung vẫn còn bỡ ngỡ và sợ hãi khi cách đây không lâu một cô bạn thân đã chết vì tự tử vì tình. Dung cho biết: “Đến giờ mình vẫn chưa hết bàng hoàng. Cô bạn tên L. học cùng lớp mình chỉ vì bị người yêu bỏ mà đã tìm đến cái chết”. Theo khảo sát của chúng tôi, nguyên nhân của những vụ tự tử liên quan đến tình yêu chiếm 80%, còn 20 % là do áp lực học tập, gia đình và nợ nần chồng chất của sinh viên.

Theo những bạn sinh viên Đại học Vinh cho biết, các cái chết tự tử vì tình do bị người yêu bỏ, lỡ có thai nhưng bị từ chối... các bạn gái xấu hổ chỉ biết lấy cái chết để trốn tránh. Còn những cái chết do chứng bệnh trầm cảm, áp lực của gia đình, bạn bè khiến các bạn không vượt qua được cái bóng của mình và tìm đến cái chết. Chết tức tưởi hơn là cái chết của các bạn sinh viên nam do tham gia quá nhiều hoạt động phi pháp như cá độ, đề đóm... dẫn đến vỡ nợ không thể trả nổi. Các bạn đã tìm đến cái chết để trốn nợ. Bạn Lê Ngọc Hùng - SV Đại học Vinh cho biết, ngày 5/4 vừa qua, bạn Phạm A do chơi đề vỡ nợ đến hàng chục triệu, bị chủ nợ truy đuổi ráo riết cuống cuồng tìm đến cái chết để giải thoát.

Suy đến cũng thì những vụ tự tử ở đây đều là nạn nhân phần lớn của Đại học Vinh và các trường THPT hai tỉnh là cơ bản. Các vụ tự tử dù ở nguyên nhân nào thì cũng đều do ý thức, suy nghĩ nông cạn, chưa chính chắn, cộng với sự giáo dục của gia đình, nhà trường còn lỏng lẻo nên mới xẩy ra những trường hợp đáng thương như vậy.

K32, Báo chí và Truyền Thông - ĐH Huế

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast