Chủ động sống chung với lũ

Đức Thọ là huyện đồng bằng, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Hà Tĩnh, tuy nhiên đây lai là địa phương thường xuyên bị lũ lụt đe doạ , gây thiệt hại về người và của. Để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng ven sông, chủ trương "sống chung với lũ" là giải pháp khả thi. Bà con nông dân Đức Thọ đã chuẩn bị cho mình hành trang để sống với giặc lũ

Lũ về, cuộc sống vẫn tiếp diễn với người dân vùng sông nước

Lũ về, cuộc sống vẫn tiếp diễn với người dân vùng sông nước

Chúng tôi có mặt ở huyện Đức Thọ lúc các tỉnh Nam Trung bộ đang khắc phục hậu quả của cơn bão số 9 để lại. Thời điểm này 18/28 xã, thị trấn, 50% diện tích đất tự nhiên và 40% dân số toàn huyện nằm ở ven các con sông La, sông Lam này đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 9. Nước từ thượng nguồn đổ về đã nhấn chìm 7 xã ngoài đê La Giang. Nói như vậy để biết được rằng khi Hà Tĩnh chưa có lũ thì Đức Thọ nước đã ngập đồng, nông dân Hà Tĩnh đi làm đồng, Đức Thọ vẫn ngâm mình trong nước.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo (72 tuổi) xóm 4-Đức Quang, từ bao đời này người dân ở các xã ngoài đê La Giang đã " thân quen" với mưa lũ, nên việc ứng xử của con người với dòng La là rất quan trọng. Thích ứng với thiên nhiên là cách tốt nhất để người dân ven sông chủ động được sinh hoạtcủa mình và chống chọi với mưa lũ trong thời gian dài. Ông Đạo say sưa kể với chúng tôi những kinh nghiệm của mình trong việc phát hiện, đối phó với lũ. Theo ông, hễ có cây măng mọc giữa bụi tre là y rằng năm đó có bão lớn, thấy ong xây tổ giữa cây tre là năm đó có lụt to, do đó nhà nào nhà nấy phải đủ lương thực thuyền, bè để đón lũ. Đối với các loại giếng đào, muốn giữ sạch nguồn nước trong mùa lũ, chỉ cần dùng 1 tấm nilong phủ kín bề mặt giếng, sau khi lũ rút nước giếng vẫn giữ được …

Về công tác phòng, chống bão lũ của Đức Quang trong thời gian tới, ông Chu Đình Lưu - Bí thư Đảng uỷ xã Đức Quang cho biết: “ Mỗi năm vào mùa mư lũ, Ban chỉ huy PCBL xã đã tăng cương công tác tuyên truyền cho ngưòi dân để chủ động sống chung với lũ. Ngoài phưưong châm “4 tại chỗ” (vật tư, nhân lực, hậu cần, chỉ huy tại chỗ), đảm bảo an toàn về người, và tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái. lại trong mùa lũ, Ban chỉ huy PCBL xã còn nắm rõ các vị trí ngập trũng theo từng cấp độ và thống nhất khi lũ cao đến cấp độ nào là triển khai kế hoạch di dời kịp thời người dân và tài sản lên vùng khô ráo. Nhờ làm tốt khâu chọn địa điểm tập kết dân nên tình hình trật tự, trị an luôn luôn được đảm bảo, công tác phòng chống dịch bệnh được nâng cao.

Kiểm tra tình hình bão lũ trên sông La

Kiểm tra tình hình bão lũ trên sông La

Theo chân đoàn công tác của UBND huyện Đức Thọ về các địa bàn trọng điểm, đến xóm 2 xã Đức Châu, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước tinh thần chủ động của bà con nơi đây. Căn nhà cấp 4 ngập chìm trong biển nước, trên chạn gỗ hai mẹ con bà Nguyễn Thị Lan đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa của mình.Trên nền gỗ phủ lớp tôn mỏng chứa đầy thức ăn, nước uống của gia đình. Bà Lan chỉ tay vào bếp ga du lịch mới toanh khoe: " Có 180.000đ mà tiện lợi vô cùng "

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast