Chung tay sẻ chia làm vơi dịu nỗi đau da cam...

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những nỗi đau da cam vẫn đang và sẽ còn hiện hữu. Những nỗi đau âm thầm diễn tiến, gây hậu quả kinh khủng về cả tinh thần lẫn thể xác. Tại Hà Tĩnh, có hàng ngàn đối tượng đang nằm trong hoàn cảnh này. Hãy rung lên nhịp đập yêu thương, chung tay sẻ chia để giúp các nạn nhân vơi dịu nỗi đau là lời thỉnh cầu với những trái tim đồng loại...

Những nỗi đau…

“Những năm tôi còn chiến đấu ở mặt trận Trị-Thiên, vợ tôi sinh hạ được hai mặt con. Các cháu sinh ra cũng lành lặn như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng đôi khi các cháu cứ như người ngớ ngẩn. Sau này, tôi mới biết nguyên nhân là từ tôi. Ngày ấy, hàng ngày, cánh lính chúng tôi thấy máy bay giặc rà thấp thả chất độc hoá học, bụi bay trắng rừng, ai nấy nước mắt nước mũi chảy ròng ròng, ho sặc sụa

Chung tay sẻ chia làm vơi dịu nỗi đau da cam... ảnh 1

nhưng nào ai biết đó chính là chất độc da cam/dioxin tàn hại đến cả đời con, đời cháu. Đến khi đất nước toàn thắng, tôi về hưu, vợ chồng tôi quyết định sinh thêm đứa con thứ 3. Ra đời với hình hài khẳng khiu, cháu ốm đau liên tục mà không ai xác định được bệnh gì. Được 17 tháng, cháu bỏ vợ chồng chúng tôi. Vợ tôi khóc cạn cả nước mắt, còn tôi chỉ biết ôm xác con nghiến răng kèn kẹt. Nỗi đau tạm thời lắng xuống, vợ tôi lại bàn tôi, thôi thì đã liều ba bảy cũng liều, cứ gắng thêm đứa nữa, may ra…Năm 1985, cháu Nguyễn Ngọc Định của chúng tôi ra đời. Nhìn con, chúng tôi lại tiếp tục điếng người. Nó bị dị tật bẩm sinh, cả tay và chân của cháu đều có 6 ngón. Lớn lên, càng xót xa hơn, tính nết cháu chẳng bình thường, nhiều khi ngồi cứ nói lảm nhảm rồi cười một mình. Lại nói về chuyện của cháu Chung, chị gái Định. Mặc dù hơi ngớ ngẩn nhưng nó cũng đã tìm được một tổ ấm. Tuy nhiên, khi sinh con đầu lòng, cháu nó cũng bị dị tật và tình tình ngớ ngẩn như dì Định của nó. Xót xa, đau đớn lắm! Nguyên nhân đều từ tôi, do tôi đã bị nhiễm chất độc hoá học dioxin. Nhiều lúc tôi cứ ước, giá như…hồi đó tôi trúng một viên đạn, bị thương hay chết, đều do một mình tôi chịu chứ sao lại tàn hại đến cả đời con, đời cháu tôi như thế này?!”. Ông nguyễn Quốc Sử, nguyên đại uý về hưu ở xóm 5, xã Xuân Đan (Nghi Xuân) đã buồn bả thổ lộ với chúng tôi như vậy.

Hoàn cảnh của ông Lê Thanh Bình (cùng xóm) cũng xót xa không kém. Ngày đánh Mỹ, ông Bình đã chiến đấu trên chiến trường Trị-Thiên Huế và Tây Nguyên hơn 11 năm ròng. Chia sẻ gia cảnh với chúng tôi, chị Báu (vợ ông Bình) đã không cầm được nước mắt. Chị sụt sùi kể về ngày đứa con đầu lòng ra đời. Nó oặt èo, ông bà đã dồn sức, dồn của chăm bẵm nó. Được 14 năm, nó qua đời vì căn bệnh ung thư máu. Đứa con thứ hai của ông bà cũng là một nỗi đau. Năm nay em đã 24 tuổi. Mặt em như một đứa trẻ, còn thân hình phát phì như một người đàn bà đứng tuổi. Em chỉ biết ăn, ngủ; khuôn mặt ngơ ngác, vô cảm.

Chung tay sẻ chia làm vơi dịu nỗi đau da cam... ảnh 2 Chung tay sẻ chia làm vơi dịu nỗi đau da cam... ảnh 3 Chung tay sẻ chia làm vơi dịu nỗi đau da cam... ảnh 4

Những nạn nhân chất độc da cam

Đấy chỉ hai trong rất nhiều, rất nhiều câu chuyện nỗi đau da cam mà chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến. Một thực tế khác, hầu hết những gia đình NNC DC đều cò chung một hoàn cảnh rất đặc biệt: Nghèo và đau. Nghèo vì thường xuyên phải chạy thầy chạy thuốc để níu kéo những hy vọng mong manh; Còn đau khi thấy con người và nhìn lại con mình; đau vì…nhiều người đã sớm ra đi vì CĐDC, còn để lại những đứa con tật nguyền, ngây dại…

Chung tay sẻ chia, vơi dịu nỗi đau

Để có chỗ dựa cho các NNCĐDC, tháng 8 năm 2006, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Hội NNCĐDC/Dioxin tỉnh. Sau khi ổn định tổ chức, Hội đã tiến hành phối hợp tổ chức điều tra nắm bắt tình hình đối tượng, đồng thời phát động phong trào thi đua “Vì NNCĐDC”. Đến nay, mạng lưới tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở cơ bản đã được phủ kín, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Đặc biệt, cán bộ Hội phần lớn đều kiêm nhiệm nhưng đã rất nỗ lực, tận tâm với công việc. Hội đã thực sự trở thành chổ dựa tin cậy, là cầu nối giữa cấp uỷ, chính quyền và cộng đồng với đối tượng. Nhờ vậy, các NNCĐDC ngày càng được chia sẻ, chăm sóc nhiều và tốt hơn. Tính đến tháng 12/2009, có 5472/19679 nạn nhân phơi nhiễm (theo điều tra ban đầu năm 2000) được hưởng chế độ Nhà nước. Thực hiện thông tư 08 của Bộ LĐ, TB&XH, đến ngày 14-7-2010 đã có 53 người được hưởng chế độ và đang thụ lý 800 hồ sơ. Năm 2009, Hội đã tiến hành điều tra số người bị phơi nhiễm đã được hưởng chế độ và đã xét chọn 110 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện địa chỉ đỏ để ưu tiên giúp đỡ khi có điều kiện. Đặc biệt, Hội đã tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi xây dựng nguồn quỹ giúp đỡ các nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tính đến nay, tổng số tiền đã vận động được trong toàn tỉnh gần 3 tỷ đồng; đã hỗ trợ làm 36 ngôi nhà (trị giá từ 10 đến 30 triệu đồng/nhà) và tặng hàng ngàn suất quà (trị giá từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng) cho các NNCĐDC; hỗ trợ cho 40 đối tượng là con em NNCĐDC học nghề.

Bà Nguyễn Thị Đài – PCT Hội NNCĐ DC/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh: “Có thêm một tin vui, vừa rồi, TW Hội NNCĐDC/Dioxin đã quyết định cho Hà Tĩnh một Trung tâm nuôi dưỡng bán trú con em NNCĐDC và PHCN, dạy chữ, dạy nghề. Như vậy, chúng ta sẽ có thêm một cơ hội, điều kiện để chia sẻ, giúp đỡ các NNCĐDC. Cũng nhân dịp này, chúng tôi đã kêu gọi được hàng chục suất quà và học bỗng dành cho nạn nhân và con em. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều NNCĐDC và gia đình của họ hàng ngày đang gánh chịu cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần rất cần sự quan tâm, chung tay góp sức của cả cộng đồng. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều nạn nhân chất độc da cam, đối tượng bị ảnh hưởng bởi CĐDC sẽ được sẻ chia, giúp đỡ kịp thời, để cho trái tim những chiến sĩ, những người đã từng không tiếc tuổi xuân và xương máu hy sinh cho độc lập, tự do dân tộc được vơi bớt những nỗi đau da cam”.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast