Dâng hương kỷ niệm 223 năm ngày mất Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch), ngày mất của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” những cán bộ y tế, y dược lại trở về Hương Sơn để dâng hương tưởng nhớ “Một bậc thiên tài kiệt xuất của nền Y học cổ truyền Việt Nam”. Ông là tấm gương sáng để lớp lớp thầy thuốc noi theo về y đức, y đạo, y thuật.

Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trên đỉnh núi Minh Tự xã Sơn Trung (Hương Sơn).
Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trên đỉnh núi Minh Tự xã Sơn Trung (Hương Sơn).

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nguyên quán thôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động vì nạn tranh giành quyền lực dưới thời Vua Lê - Chúa Trịnh. Ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ trong cảnh loạn lạc, đói rét, bệnh tật. Năm 1746 ông về quê ở Hương Sơn nuôi mẹ và học nghề thuốc.

Đoàn cán bộ ngành Y tế Hà Tĩnh dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Đoàn cán bộ ngành Y tế Hà Tĩnh dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Thành kính dâng hương trước mộ của Đại danh y
Thành kính dâng hương trước mộ của Đại danh y
Vào ngày này nhiều thế hệ y, bác sỹ đến Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tâm lòng "Tôn sư trọng đạo" và ôn lại những lời di huấn của ông
Vào ngày này nhiều thế hệ y, bác sỹ đến Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tâm lòng "Tôn sư trọng đạo" và ôn lại những lời di huấn của ông
Tổ chức thi đấu cờ thẻ nhân Kỷ niệm 223 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Tổ chức thi đấu cờ thẻ nhân Kỷ niệm 223 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được ông Trần Độc đem những hiểu biết về y học truyền dạy. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Mùa thu năm Bính Tý (1754), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast