Gíao sư Yaxen Ndaxuroxki - kinh nghiệm cuả nguời đi truớc

Chiều 19/1/2010 tại Hội truờng lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra buổi nói chuyện, trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm báo chí của Giáo sư Yaxen Ndaxuroxki - Truởng khoa Báo chí của Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp (Nga).

Giáo sư Yaxen Ndaxuroxki
Giáo sư Yaxen Ndaxuroxki

Bằng kinh nghiệm của một nhà báo, một giảng viên có 12 năm đảm nhận Trưởng khoa báo chí Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp (Nga) giáo sư đã thẳng thắn nêu lên các vấn đề “nóng” đang tồn tại trong báo chí Nga nói riêng và báo chí nói chung.

Đầu tiên, là vấn đề lòng tin của công chúng. Đây là một vấn đề quan trọng của bất cứ tờ báo nào nếu muốn có sự phát triển bền vững và toàn diện. Vậy muốn có được lòng tin của độc giả thì chúng ta phải có lượng thông tin thật sư tin cậy và chính xác cung cấp cho độc giả, làm cho họ tin tưởng vào thông tin, vào tờ báo của chúng ta. Để giải được bài toán đó, yêu cầu ở bản thân mỗi nhà báo phải tự định hướng cho mình trước khi cầm bút rằng: chúng ta không yêu cầu các bài viết quá hoa mỹ, bóng bẩy về ngôn từ mà cái cốt lõi là độ tin cậy mà thông tin chúng ta đưa đến cho công chúng như thế nào, đã đáp ứng được yêu cầu của người đọc hay chưa…

Giáo sư cũng nêu ra những sai lầm mà báo chí Nga mắc phải trong những năm 60 của thế kỷ 20 về vấn đề khủng hoảng của Nhà nước Nga Xô viết ở tầm quốc tế. Do chưa có khả năng dự đoán, dự báo nên mặc dù có nhiều dư luận nhưng chưa có một tờ báo nào chính thức lên tiếng về khả năng xảy ra khủng hoảng, từ đó làm mất lòng tin của công chúng. Đưa ra bài học đó của báo chí Nga trong quá khứ nhằm đúc rút kinh nghiệm cho những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí đó là phải có khả năng dự báo tương lai, khả năng đón đầu, phân tích tình hình, để kịp thời cảnh báo cho công chúng những nguy cơ, những khủng hoảng có thể xảy ra. Đó cũng chính là một trong những điều mà báo chí các nước đang hướng tới.

Lãnh đạo Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền chụp ảnh kỷ niệm với giáo sư.

Tại buổi trao đổi, giáo sư cũng đã giải đáp thắc mắc của nhiều ý kiến khi cho rằng trong tương lai báo in sẽ không còn chỗ đứng vì sự phát triển mạnh của các loại hình báo chí khác như: Phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…Tuy nhiên, giáo sư khẳng định rằng báo in vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai vì nó có những thế manh mà các loại hình khác dù có hiện đại tới đâu cũng không thể thay thế được. Một trong những thế mạnh đó chính là khả năng phân tích sâu của báo in, cùng một vấn đề nhưng báo in khai thác thông tin theo góc độ chiều sâu, giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Chính điều đó giúp báo in có vị trí “trang trọng” trong lòng độc giả. Dẫn chứng một số tờ báo phát triển và có uy tín với độc giả ở Nga như: “Tin tức”, “Doanh nhân”….là những tờ báo in tiêu biểu có khả năng phân tích sâu và chuyên nghiệp. Gíao sư cũng nhấn mạnh rằng : “Tờ báo nhiều thông tin là một tờ báo có khả năng phân tích”.

Sinh viên Nguyễn Bảo Hằng và giáo sư Yaxen Ndaxuroxki

Một vấn đề tồn tại của báo chí nước Nga nói riêng và báo chí thế giới nói chung nữa đó chính là tính tương tác, trao đổi đổi thoại còn ít mà chủ yếu là độc thoại, luận chứng trong báo chí chưa cao, chưa thật sự thuyết phục làm cho báo chí giảm đi sức mạnh của mình. Đồng thời lượng thông tin trên báo chí hiện nay quá nhiều nhưng tất cả chỉ quan tâm chú trọng đến hình thức như: ngôn từ, tính thời sự..nhưng quên chú ý đầu tư vào chiều sâu thông tin, làm cho thông tin đến với độc giả hời hợt, không sâu.

Gíáo sư cũng nhấn mạnh rằng tương lai của báo chí phu thuộc rất nhiều vào các nhà báo trẻ, các sinh viên của khoa báo chí. Lời khuyên của giáo sư đối với các sinh viên báo chí là: phải tích cực nỗ lực học tập và phấn đấu để trở thành một nhà báo hiện đại với các phẩm chất cần thiết như: vốn hiểu biết sâu rộng, sự ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá cái mới, đặc biệt là khả năng tư duy và phân tích vấn đề, một nhà báo nhất thiết phải am hiểu rõ về một lĩnh vực nào đó…Muốn làm được điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của bẩn thân mỗi cá nhân nhà báo.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast