Làng muối buồn nằm nghe đá thở ...

Nói bài ca nghèo khổ mãi thì không ai thích vì bộ mặt nông thôn mới ở làng quê nào cũng khởi sắc ''đường, trường, điện, trạm" rồi nhưng nếu nhìn kỹ vào đời sống người dân mới thấy nhiều cảnh ngộ éo le đáng thương. Không xa lạ đâu là xã Thạch Bàn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) chỉ cách thành phố Hà Tĩnh hơn 10 km nhưng nhiều gia đình đang khốn quẫn vì việc làm và bát cơm manh áo..

Đánh bạc với tôm vùi thân với đá

Nhìn những ngọn núi chon von lợp kín màu xanh và những lũy tre xanh trùm bóng xuống những ngôi nhà ngói đỏ không ai có thể tin Thạch Bàn đang là một xã nghèo. Nhưng chỉ đảo mắt qua vài thôn cũng thấu hiểu được thân phận người nghèo sống chung cùng sự bế tắc với cộng đồng khi dân số gia tăng, việc làm càng thu hẹp. Thạch Bàn được chia làm 8 thôn: Vĩnh Tiến, Bắc Sơn, Trường Sơn, Vĩnh Bình, Đông Thành, Vĩnh Long, Tân Bằng và Tiền Phong. Hơn 900 gia đình sống trong bầu không khí nghèo cơm áo nhưng giàu lòng nhân nghĩa thủy chung.

Nhưng điều cơ bản Thạch Bàn có tiềm năng nhưng chưa khai thác được tiềm năng: trữ lượng đá ở Rú Mốc và núi Nam Giới hàng triệu khối, đất đai hơn 20 ha đang bỏ hoang. Chính quyền địa phương biết vậy nhưng "lực bất tòng tâm" bởi không có vốn đầu tư đã đành lại thiếu người có tư

Trao đổi với tôi về căn nguyên cái nghèo ông Trương Hoàng Thông - Bí thư Đảng ủy xã giải thích: " Dân ở đây không lười, nếu việc làm nhiều họ có thể làm quên ngày quên đêm. Nhưng đất này do điều kiện tự nhiên là đất nhiễm mặn nên không trồng lúa được. Dân chủ yếu dựa vào hai nghề chính là nghề muối và nghề khai thác đá. Đổ sức lao động nhiều nhưng thu nhập lại gặp phải những rủi ro bất ngờ." Ông Thông cho biết thêm: Dân trí ở đây còn thấp nên công tác "dân số kế hoạch hóa" khó vào thành thử nhà nào cũng đông con, hầu hết sinh 3-4 con trở lên, có nhà sinh đến 7- 8 đứa, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến cái nghèo.

duy mới đứng ra tổ chức. Làm ăn theo kiểu nhà ai biết phận nấy nên dân Thạch Bàn từ trước tới nay khốn đốn về sự mưu sinh: người còng lưng trên ruộng muối, kẻ tắm mồ hôi trên núi đá hàng ngày. Số người không tìm được việc làm ở quê dắt díu nhau đi làm thuê xứ khác. Đã hẩm hiu lại càng hẩm hiu thêm: nuôi tôm, tôm chết hàng loạt vì dịch bệnh, làm đá sập mỏ gây nên cảnh thảm khốc chết người.

Nghe cán bộ xã này kể chuyện nuôi tôm mà tôi ngậm ngùi trào nước mắt: Cách đây hai năm địa phương được đầu tư chương trình nuôi trồng thủy sản do OXPAM Bỉ tài trợ. Phong trào nuôi tôm xã Thạch Bàn khá rầm rộ cả tám thôn có tới 100 hộ nuôi nhưng rồi mộng trở thành triệu phú nghề mới này bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng, tôm mới nuôi được một vài tháng đã bị nhiễm dịch bệnh chết hàng loạt. Hộ ông Thuận, hộ ông Hạ người được lãi cao nhất cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng. Đến năm 2008 đội quân nuôi tôm đông đảo ấy 64 hộ phải ngậm bồ hòn làm ngọt xoay sang làm muối làm phu nề bóc vác để kiếm sống. Còn lại 36 gia đình vẫn hi vọng mùa tôm sau chắc chắn sẽ không bị thất bát như mùa tôm đầu thành thử mỗi hộ nhận tiếp 2 đến 3 ao đầm của người trả lại cho địa phương. Nhưng rốt cuộc tôm lại chết nhiều hơn, tôm chết đến nổi cứ mỗi sáng thức dậy là các chủ hộ nuôi tôm phải lặng lẽ xuống ao đầm vớt xác hàng rổ rồi tìm nơi xa cư dân nhất để đem chôn tránh gây ô nhiễm cho cả làng.

Chuyện làm đá dân Thạch Bàn nếu kể khổ đó là chuyện muôn thưở, bởi nghề làm đá có nơi nào sướng đâu nữa là dân xứ ni. Nghề đá không chỉ "bán thịt nuôi xương" mà còn gây bao nhiêu tai họa bất ngờ khủng khiếp. Phần thương cho thân xác bị đá vùi của người mất, phần lo lắng cho gia cảnh những người đang sống. Vụ sập hầm đá Rú Mốc làm 7 người chết chiều 27/12/2007 bây giờ nhắc lại vẫn thấy kinh hoàng.

Làm muối đất ít người đông

Theo con số thống kê cán bộ chính quyền địa phương báo cáo vài năm trở lại đây nhờ giá muối được thị trường đẩy lên nên một số ít diêm dân ở Thạch Bàn thủy chung với nghề muối cuộc sống có phần đỡ tùng tiệm hơn trước. Năm 2008 diêm dân xã Thạch Bàn chỉ làm một diện tích khiêm tốn với 15 ha cũng đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Một vụ muối bán được hời nhất trong lịch sử có hộ sản xuất tới 5 sào và doanh thu được 30 triệu đồng. Những hộ làm 2 sào -3sào, doanh thu khoảng 10 triệu đồng trở lên. Năm 2009 câu chuyện làm muối có vẻ "xôm" hơn khi diện tích đồng muối 35 ha sản lượng muối toàn xã đạt 3500 tấn với doanh thu 3, 5 tỷ đồng. Nhìn vào con số này có lẽ không ai không lạc quan, nhưng duyên phận người làm muối xứ "ốc đảo" vẫn đang cùng cực lắm. Những hộ được gọi là gặp "vận may" tiêu thụ 2 vụ muối vừa qua may lắm cũng chỉ đủ tiền mua rau, mua gạo và dồn vốn sửa sang ô nại nhà mình, mọi việc mua sắm các thứ sinh hoạt khác họ chưa bao giờ nghĩ tới.

Hành trình hạt muối ở đâu chẳng gian nan, Thạch Bàn diêm dân lại càng khổ sở hơn bởi thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Hết mưa đến bão hết hạn đến lũ. Cứ sau một trận nước dâng to, sáng mai người đi ra nại đã thấy sân hỏng đằng sân, giếng hư đằng giếng. Nhờ vốn đầu tư ruộng muối không lớn bằng ruộng lúa nên họ vẫn tiếp tục sản xuất. Cực chẳng đã khi hạt muối đi tìm khách hàng. Bao nhiêu năm rồi Thạch Bàn đã hình thành được ba thế hệ bán muối: người bán muối quảy gánh đi bộ: Rao. Người bán muối bằng xe đạp thồ: Rao. Thế hệ hiện đại hơn đi xe máy đèo muối: Rao... Năm ngoái cả tỉnh được mùa muối nhưng diêm Thạch Bàn vẫn nghèo vì diện tích quá ít, sản lượng không cao. Vụ muối năm 2009 đã tăng gấp 2 lần nhưng vẫn còn quá ít khi cánh đồng đang còn phởn phơ trâu gặm cỏ.

Chuyện những người nghèo làng muối xã Thạch Bàn (huyện Thạch Hà ) thiếu công ăn việc làm và hoàn cảnh rủi ro càng kể nhiều càng xót như muối xót. Chỉ có một điều làm sao quê nghèo Thạch Bàn phải "nổi bật lên" với diện mạo của gương mặt nông thôn mới. Muốn vậy không còn đường nào khác phải quy hoạch lại hai nghề dân cho khả thi nhất: nghề muối và nghề đá. Mở rộng và cải tạo lại đất để tạo ra những cánh đồng muối trắng, nâng cao năng suất và sản lượng thu hoạch. Nghề muối lắm thăng trầm chính vì vậy cần có chính sách kích cầu khuyến khích diêm dân để dân đỡ khổ....

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast