“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Thiết bị công nghệ, game online, mạng xã hội (MXH) đã và đang “đánh cắp” thời gian, cuộc đời của nhiều đứa trẻ ở Hà Tĩnh. Nguyên nhân nào và đâu là giải pháp để bảo vệ con em mình?

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Văn Hòa - Trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Nguyên nhân căn bản nhất khiến trẻ dưới 18 tuổi dễ dàng bị chi phối bởi các thiết bị công nghệ chính là đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Trẻ từ sơ sinh đến mầm non, tiểu học, nhận thức, tư duy thông qua hình ảnh trực quan. Nghĩa là giai đoạn này, tất cả những hình ảnh mà trẻ nhìn thấy đều dễ dàng ghi nhớ vào bộ não. Trẻ nhạy cảm với hình ảnh, nhất là hình ảnh sinh động… vì vậy, rất dễ bị “hút” vào “thế giới ảo” nếu được tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ. Còn ở độ tuổi lớn hơn khoảng từ 10 - 18 tuổi là quãng thời gian dậy thì, tâm sinh lý có nhiều biến động. Các em có nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu bản thân và tương tác với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, các em dễ bị kích thích bởi những điều mới lạ, thích thể hiện bản thân, vì vậy dễ bị cuốn vào thế giới công nghệ. Nếu không có định hướng sẽ dễ bị lệch lạc, bị “nghiện”, ảnh hưởng xấu đến việc học tập và lối sống”.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Thực tế xã hội hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, nhất là sự nâng cấp liên tục của các thiết bị công nghệ cũng như tốc độ internet… thì sự xâm nhập của nó vào mọi ngõ ngách đời sống, vào mọi đối tượng, trong đó có giới trẻ ngày càng mạnh mẽ. Nếu trước đây chỉ những gia đình điều kiện khá giả mới có thể dùng smart phone, máy tính bảng, ti vi kết nối mạng… thì nay, hầu như ai cũng có thể sắm được. Bởi vậy, sự hiện diện của thiết bị công nghệ và việc trẻ sử dụng chúng đôi khi chúng ta vô tình xem như là một “sinh hoạt” thường nhật.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Là một phụ huynh có các con đang ở độ tuổi mầm non và tiểu học, chị Phạm Hương Thảo (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Vợ chồng tôi rất bận bịu với việc kinh doanh nên không phải lúc nào cũng theo sát các con. Trong khi trẻ em bây giờ rất thiếu chỗ chơi an toàn nên ngoài giờ học, các cháu chỉ quanh quẩn trong nhà. Không muốn các con nghịch phá, nhiều lúc chúng tôi cho các cháu xem smart phone. Đó như một thói quen không chỉ ở gia đình tôi mà nhiều gia đình khác”.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Lo lắng trước việc con cái bị chi phối bởi thiết bị công nghệ, Chị Lê Huyền Trang (35 tuổi) nhân viên ngân hàng ở TP Hà Tĩnh thường dẫn các con đến công viên Trần Phú giải trí vào mỗi buổi chiều.

Theo các chuyên gia tâm lý học, một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng tự kỷ ở trẻ là do thiếu sự tương tác cá nhân. Chính thiết bị điện tử, game online, mạng xã hội đã cuốn trẻ vào thế giới riêng biệt một chiều, không có sự giao lưu, tương tác. Lâu dần, trẻ bị chìm vào thế giới ảo, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí không còn có sự nhận thức với người, sự vật khác xung quanh bản thân trong đời thực.

Không chỉ trẻ ở độ tuổi mầm non, tiểu học, thực tế gần đây xuất hiện khá nhiều những trường hợp học sinh THPT hoặc sinh viên đại học vì “nghiện” game dẫn đến trầm cảm, rối nhiễu tâm trí...

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Thầy Phạm Duy Diễn - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) cho biết: “Chúng ta không thể ngăn cấm giới trẻ dùng thiết bị công nghệ, nhất là đối với các em học sinh THCS, THPT, vì đó là sự phát triển tất yếu của xã hội. Nhưng người lớn cần có sự định hướng, giáo dục bằng những biện pháp hiệu quả. Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi thường xuyên có những buổi nói chuyện chuyên đề về vấn đề này trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa, hoặc ở những giờ chào cờ đầu tuần. Nhà trường cũng trao đổi và quán triệt tinh thần đó với giáo viên chủ nhiệm trong những buổi họp hội đồng để các thầy cô thường xuyên nhắc nhở, định hướng học sinh. Bên cạnh đó, trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa hấp dẫn như thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ… để kéo các em ra khỏi thiết bị điện tử, hòa nhập, giao lưu với đời sống thực”.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa với kịch bản sáng tạo hấp dẫn…rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh

Theo nhiều nhà tâm lý học, để tránh được những hậu quả đáng tiếc trong việc ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yếu tố quan trọng nhất vẫn là gia đình.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

“Mặc dù đời sống hiện đại khiến nhiều người trưởng thành rất bận rộn, nhưng chúng ta cần dành sự quan tâm cho gia đình, nhất là những đứa con. Cần tạo môi trường gia đình lành mạnh, tương tác cởi mở giữa các thành viên, đồng thời tạo sự gắn kết, quan sát, theo dõi sự phát triển của con để kịp thời định hướng, điều chỉnh, uốn nắn và kiểm soát trẻ. Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tự kiểm soát hành vi của mình, trong đó có việc kiểm soát việc sử dụng các thiết bị công nghệ” - Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Văn Hòa cho biết.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 3): Làm gì để bảo vệ trẻ trong “cơn lũ” thiết bị công nghệ?

Dù công việc bận rộn nhưng anh Mai Thanh Hải, cán bộ quân đội phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn thường xuyên dành thời gian để đọc sách cùng con.

Quan tâm đến vấn đề này, bà Bùi Thị Liên - Phó Trưởng ban Thanh thiếu nhi Tỉnh đoàn Hà Tĩnh chia sẻ: “Với vai trò của mình, thời gian qua, Tỉnh đoàn thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị cơ sở tạo ra những sân chơi, môi trường sinh hoạt lành mạnh cho thanh thiếu nhi như mô hình các câu lạc bộ, dạy bơi, thể dục thể thao. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa nhiều. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo để nhân rộng các mô hình, thu hút, tập hợp thanh niên. Đồng thời mong muốn các tổ chức đoàn thể, các cá nhân và tổ chức xã hội khác… cùng vào cuộc thường xuyên, hiệu quả hơn trong vấn đề này. Qua đó, nhằm góp phần đưa giới trẻ rời xa thế giới “ảo” của mạng xã hội để sống có ích, có ý nghĩa hơn”.

ảnh: thiên vỹ - đình khôi

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast