Nâng cao tỷ lệ sử dụng Nước sạch và VSMT nông thôn ở Hà Tĩnh

Được sự hỗ trợ của Chính phủ, các cấp, ngành và đặc biệt là nỗ lực của người dân nông thôn, sau 5 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (NS-VSMT) đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn Hà Tĩnh.

Giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù gặp không ít khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, l­ượng m­ưa phân bổ không đều theo không gian và thời gian; thiên tai bão, lũ, hạn hán xẩy ra thư­ờng xuyên; địa bàn hoạt động rộng, phân tán, mật độ dân cư­ thư­a; đời sống của đại đa số ng­ười dân nông thôn đang còn thấp, trình độ nhận thức về NS&VSMT nông thôn cũng nh­ư cách phòng tránh các loại dịch bệnh liên quan đến nguồn n­ước, đến VSMT còn hạn chế; đặc biệt là mức hỗ trợ của Chư­ơng trình MTQG còn thấp so với các chư­ơng trình, dự án khác…, nhưng Hà Tĩnh đã phát huy nội lực, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ thêm từ các tổ chức nước ngoài để tập trung cải thiện vấn đề NS&VSMT các vùng nông thôn.

Công trình cấp nước tập trung xã Vĩnh Lộc (Can Lộc) vừa đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch cho người dân địa phương
Công trình cấp nước tập trung xã Vĩnh Lộc (Can Lộc) vừa đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch cho người dân địa phương

Nhờ tăng cường công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nên nhiều người dân nông thôn đã nhận thức đ­ược tầm quan trọng của n­ước sạch và VSMT đối với đời sống và sức khoẻ con ng­ười, hiểu rõ về CTMTQG NS&VSMT để tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh. Theo đó, Hà Tĩnh đã huy động 154,4 tỷ đồng từ CTMTQG, vốn tín dụng ­ưu đãi và nhân dân đóng góp để xây dựng 15 công trình cấp nước tập trung (tổng công suất thiết kế 5.900 m3/ngày đêm, phục vụ cho hơn 58.000 người), 28 giếng làng, 16.652 công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình (giếng khoan, giếng đào, lu, bể chứa nước mưa), 14.297 hố xí 2 ngăn và hố xí tự hoại, 72 công trình cấp nước và vệ sinh công cộng (trường học, trạm xá, trụ sở UBND xã và chợ nông thôn).

Với việc gia tăng nhanh hệ thống công trình cấp nước và công trình vệ sinh các loại, tính đến cuối năm 2010, Hà Tĩnh đã cải thiện đáng kể nguồn n­ước sinh hoạt và VSMT cho nhiều vùng nông thôn; nâng tỷ lệ dân số nông thôn đ­ược dùng n­ước hợp vệ sinh lên 69,79% (tăng 19,79% so với năm 2005), tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 56,21% (tăng 14,64% so với năm 2005); đặc biệt là góp phần giảm thiểu các loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước và VSMT nh­ư: tiêu chảy, đau mắt hột, giun sán, bệnh phụ khoa ở phụ nữ...

Chương trình NS&VSMT giúp học sinh trường THCS Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) nâng cao ý thức, hành vi vệ sinh cá nhân
Chương trình NS&VSMT giúp học sinh trường THCS Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) nâng cao ý thức, hành vi vệ sinh cá nhân

Trên cơ sở các kết quả đạt được, Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2015, có 90% ngư­ời dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 85% hộ gia đình sử dụng hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 100% trường học, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế, trụ sở UBND xã và chợ nông thôn được cấp n­ước và có nhà tiêu hợp vệ sinh…

Giai đoạn 2011 – 2015, Hà Tĩnh dự kiến huy động tổng nguồn vốn 1.461 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường công cộng và hô gia đình; trong đó: vốn CTMTQG là 300 tỷ đồng, các ch­ương trình - dự án khác 250 tỷ đồng, vốn quốc tế 300 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 611,4 tỷ đồng (vay Ngân hàng Chính sách xã hội).

Theo ông Nguyễn Viết Nhất – Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh, để đạt các mục tiêu chính yếu trên, BCĐ Chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường tập huấn Thông tin - Giáo dục - Truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư­ nông thôn nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng n­ước sạch trong ăn uống, sinh hoạt; sử dụng hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; thực hành tốt hành vi vệ sinh cá nhân; cách phòng, tránh các loại dịch bệnh liên quan đến nguồn n­ước và vệ sinh môi tr­ường; nâng cao ý thức bảo vệ nguồn n­ước, bảo vệ môi trường…

Cùng đó, Hà Tĩnh dự kiến xây dựng 15 công trình cấp nước tập trung (với tổng quy mô thiết kế 30.000 m3/ngày đêm), 16.000 công trình cấp n­ước phân tán, 81.500 công trình hố xí hộ gia đình, 43.000 công trình chuồng trại chăn nuôi, 600 công trình cấp n­ước và vệ sinh công cộng.

Cũng theo ông Nhất, với trách nhiệm của cơ quan thường trực CTMTQG, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh kiến nghị UBND tỉnh đ­ưa ch­ương trình MTQG NS&VSMT nông thôn trở thành một trong những nhiệm vụ chính của tỉnh để chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa ph­ương, đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện một cách đồng bộ; chỉ đạo các ch­ương trình, dự án khác có nguồn vốn đầu t­ư xây dựng công trình cấp n­ước - vệ sinh nông thôn, lồng nghép với ch­ương trình NS&VSMT nông thôn để thực hiện; cân đối nguồn ngân sách địa phư­ơng hỗ trợ kinh phí thực hiện Ch­ương trình theo các quyết định của Thủ tư­ớng Chính phủ.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast