Những thiệt hại đầu tiên do ảnh hưởng bão số 3

Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, từ chiều ngày 22/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình của bão số 3

Theo báo cáo từ Trung tâm PCLB Miền Trung- Tây nguyên, tính đến chiều ngày 23-8, trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn 97 tàu thuyền với 1.847 lao động đang hoạt động trên biển; vùng biển phía Bắc và phía Nam vẫn còn 669 chiếc/4.979 lao động; vùng biển Quảng Ngãi có 448 chiếc với 2.463 lao động.

Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, số tàu thuyền còn hoạt động trên biển, đều đã tìm cách neo đậu tại các khu vực không nguy hiểm và thường xuyên thông tin liên lạc với gia đình, đồn Biên phòng để năm tình hình.

Thừa Thiên - Huế: Tin từ UBND xã Phú Hải, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế cho biết, vào lúc 15h ngày 23/8 một cơn lốc xoáy “càn” qua địa phương này đã làm hơn 50 nhà tốc mái và 11 người bị thương, trong đó có 5 em học sinh mẫu giáo đang học thì bất ngờ ngói rơi trúng. Bên cạnh đó một trụ điện bị gãy đổ đã làm mất điện trên địa bàn xã này.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB&TKCN Thừa Thiên - Huế, tính đến 16h 30 ngày 23/8 thì đã có 330 ha lúa hè thu ngập úng trong đó huyện Phong Điền là 230 ha, huyện Quảng Điền 100 ha.

Mực nước tại Hồ Truôi qua tràn 0,3m, tại hồ thủy điện Bình Điền đến lúc 18h mực nước vượt qua tràn 0,5 m. Mực nước trên sông Hương tại Kim Long 0,50m dưới báo động I là 0,50m; trên sông Bồ tại trạm Phú Ốc là 1,12m dưới báo động I là 0,38m; trên sông Ô Lâu tại Phong Bình là 1,02m dưới báo động II là 0,8m.

Trước đó, theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đến thời điểm 13h ngày 23/8 trong tổng số 4267 phương tiện/12801 lao động, có 4266 phương tiện/12794 lao động đã vào đang neo đậu tại bến.

Ngư dân chằng níu tàu thuyền chống bão. Ảnh: Đắc Thành

Ngư dân chằng níu tàu thuyền chống bão. Ảnh: Đắc Thành

Hiện nay còn 1 phương tiện với 7 người trên đường vào bờ trú ẩn. Tại Thừa Thiên - Huế có 27 phương tiện ngoại tỉnh neo đậu với 286 người ngoại tỉnh. Trong đó, có 4 tàu ngư dân Quảng Ngãi với 32 người; Quảng Nam 1 tàu với 9 người; Bình Định có 22 tàu với 245 người.

Chiều 23/8, lượng mưa tại TP Huế lên đến 80mm, nhiều đường phố đã bị ngập. Ảnh: Đắc Thành

Chiều 23/8, lượng mưa tại TP Huế lên đến 80mm, nhiều đường phố đã bị ngập. Ảnh: Đắc Thành

Theo UNBD xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cho biết vào lúc 13h ngày 23/8 trên địa bàn xã Quảng Lợi xảy một trận lốc xoáy khiến 29 ngôi nhà và 6 chiếc đò trên địa bàn này bị chìm.

Theo đó cơn lốc đã khiến 15 ngôi nhà ở thôn Ngư Hạ Công và chìm 5 chiếc đò. Ngoài ra 5 ngôi nhà ở thôn Cư Hạ, thôn Ngư Mỹ Thạnh 3 nhà và một chiếc đò chìm, Thủy Lập 6 nhà.

Vào thời điểm trên tại xã Quảng Ngạn, Quảng Điền cơn lốc xoáy đã làm 9 ngồi nhà ở thôn 1 và 2 của xã này bị tốc mái.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng 2.361 tàu thuyền hiện chỉ còn 3 chiếc với 23 thuyền viên chưa trở về địa bàn nhưng đã kịp tìm được nơi trú ẩn an toàn ở các tỉnh khác. Trong đó có 2 tàu/12 thuyền viên trú ở cảng Thuận An, Thừa Thiên - Huế và 1 tàu/11 thuyền viên trú ở Cửa Hội, Nghệ An.

Hiện tại, Quảng Trị có 22 tàu/194 thuyền viên ngoại tỉnh vào trú ẩn, ở cảng Cửa Tùng có 5 chiếc/20 thuyền viên, trong đó 2 tàu/6 thuyền viên của Phú Yên; 1 tàu/6 thuyền viên của Quảng Bình; 1 tàu/4 thuyền viên của Quảng Ngãi; 1 tàu/4 thuyền viên của Đà Nẵng.

Tại cảng Cửa Việt có 17 tàu/174 thuyền viên gồm: 6 tàu/52 thuyền viên của Quảng Ngãi; 10 tàu/111 thuyền viên của Bình Định; 1 tàu/11 thuyền viên của Bình Thuận. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa to mực nước tại các sông lớn vẫn chưa vượt qua mức báo động.

Đã phần tàu thuyền ở TT Huế, Quảng Trị, Nghệ An đã vào nơi trú ẩn an toàn.

Đã phần tàu thuyền ở TT Huế, Quảng Trị, Nghệ An đã vào nơi trú ẩn an toàn.

Nghệ An: 17 giờ chiều nay 23/8, theo tin từ Ban phòng phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, hiện còn 90 phương tiện tàu thuyềnvới 515 lao động chưa vào bờ trú ẩn an toàn, đang hoạt động đánh bắt hải sản ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Đây là số tàu thuyền ở huyện Diễn Châu.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 4482 phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản, nhưng không nằm trong vùng nguy hiểm.

Trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có công điện khẩn gửi tới các huyện, thành, thị để chỉ đạo đối phó với cơn bão số 3. Theo đó thì các địa phương chủ động kêu gọi tàu thuyền trên địa bàn về trú ẩn an toàn. Mặt khác, cần nhanh chóng đề phòng chống ngập lụt đối với diện tích hoa màu; xử lý kịp thời đối với những diện tích lúa đã sắp đến kỳ thu hoạch…

Quảng Ngãi: Lúc 17giờ 30 phút, ngày 23-8, ông Võ Xuân Huyện, CT UBND huyện Lý Sơn xác nhận: Trong số 5 chiếc tàu đánh cá của địa phương trên đường chạy về đất liền, có 2 chiếc đã cập bến an toàn tại cảng Lý Sơn, 3 chiếc kia nếu không có gì thay đổi thì trong đêm nay cũng sẽ về đến nơi.

Còn 13 chiếc khác thì vẫn đang tránh bão ở đảo Gò Mới, Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Cùng thời điểm trên, BCH PCLB&TKCN tỉnh cũng cho biết: Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi đã liên lạc được với tàu cá mang BKS QNg 55921 Ts, của ông Bùi Văn Bình, ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, trên tàu có 18 ngư dân (bị mất liên lạc từ ngày 22-8).

Như vậy chỉ còn duy nhất chiếc tàu đánh cá mang BKS QNg 96679 Ts, của ông Bùi Đại, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, trên tàu có 13 ngư dân (bị mất liên lạc vào sáng nay ngày 23-8 ) là chưa liên lạc được.

Cố gắng liên lạc với tàu ngoài khơi

Cố gắng liên lạc với tàu ngoài khơi

Vào lúc 15h30 ngày 23/8, BCH PCLB&TKCN Quảng Ngãi cho biết: Trong số 10 chiếc tàu cá/ 137 lao động chưa liên lạc được vào trưa nay, Biên phòng tỉnh vừa liên lạc được với 8 chiếc ở huyện đảo Lý Sơn.

Như vậy tính đến thời điểm này, Quảng Ngãi chỉ còn 2 chiếc tàu đánh cá chưa liên lạc được, gồm: Tàu đánh cá mang BKS QNg 96679 Ts, của ông Bùi Đại, ở xã An Hải, huyện Lí Sơn, trên tàu có 13 ngư dân (bị mất liên lạc vào sáng nay ngày 23/8 ) và tàu mang BKS QNg 55921 TS, của ông Bùi Văn Bình, ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, trên tàu có 18 ngư dân (bị mất liên lạc từ ngày 22/8).

Hiện Bộ đội Biên phòng tỉnh đang tiếp tục tìm cách liên lạc với số phương tiện này.

Còn trên đất liền, do ảnh hưởng của bão nên từ hôm qua đến sáng nay, mưa rất lớn làm trên 1.500ha lúa hè thu đang chuẩn bị thu hoạch, chủ yếu ở vùng trũng thuộc các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Đức Phổ… bị ngã đổ và ngập chìm trong nước, nặng nhất là huyện Mộ Đức.

Đại diện lãnh đạo huyện cho biết: Ước trên 700 ha lúa đã bị ngập, ngã đổ. Với số diện tích này nếu có thu hoạch kịp thời thì sản lượng cũng sẽ giảm ít nhất là 30%.

Hàng trăm ha lúa bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa bị đổ rạp do mưa lớn

Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ngãi còn 1.139 tàu thuyền với 8.881 lao động còn đang hoạt động trên biển. Trong đó, tại khu vực Hoàng Sa có 20 tàu/281 lao động; quần đảo Trường Sa 75 thuyền/1.545 lao động; vùng biển các tỉnh phía Bắc 370 thuyền/ 2.813 lao động; vùng biển các tỉnh phía Nam 245 thuyền/ 1.832 lao động; vùng biển Quảng Ngãi 429 thuyền/ 2.420 lao động.

Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, từ chiều ngày 22/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đồn biên phòng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình của bão số 3, thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển để chủ động phòng tránh.

Đồng thời nắm chắc số lượng người, phương tiện đang hoạt động trên các vùng biển, tập trung trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị phương án PCLB&TKCN. Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.

Những con tàu đánh cá đã trở về an toàn

Những con tàu đánh cá đã trở về an toàn

Trong ngày hôm nay (23/8), các đồn biên phòng ven biển đã triển khai kêu gọi khẩn cấp tàu thuyền tìm nơi tránh bão và ngăn chặn tàu cá ngư dân ra khơi.

Đà Nẵng:Chiều ngày 23-8, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó trưởng Ban chỉ huy PCLB Đà Năng cho biết, tính đến 17h, đã có 1.923/ 2.053 tàu thuyền (8.075/ 9.105 lao động) đã về neo đậu tại bến, số còn lại cũng đang trên đường vào bờ hoặc tìm nơi trú bão an toàn.

Đặc biệt, còn 1 tàu ĐNa 61404, do bà Nguyễn Thị Bảng làm chủ tàu (trú phường Nại Hiên Đông- Sơn Trà- Đà Nẵng), trên đường trở vào đất liền đã bị chết máy, đang trôi dạt cách Đà Nẵng 30 hải lý về hướng Đông- Đông Bắc, trên tàu có 10 lao động.

Hiện, BCH PCLB Đà Nẵng đã yêu cầu Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II ra ứng cứu, lai dắt tàu và đưa 10 lao động trên vào đất liền.

Hà Tĩnh: Đến 16h ngày 23/8, tất cả 3783 với 13.710 ngư dân Hà Tĩnh đang hoạt động đánh bắt cá tại các vùng biển ngoài khơi đã nhận được thông báo về cơn bão số 3 và hầu hết đã, đang vào đất liền để trú, tránh bão an toàn.

Những thiệt hại đầu tiên do ảnh hưởng bão số 3 ảnh 7
Gần 200 tàu thuyền của xã Thạch Kim đã vào âu tránh bão.

Ông Bùi Lê Bắc, Chánh văn phòng chỉ huy Ban PCLB Hà Tĩnh cho biết, những công trình thuỷ lợi như hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Linh Cảm đã lên kế hoạch tại chỗ để ứng cứu đê khi mưa to, gió lớn.

Đặc biệt tuyến đê biển của huyện Nghi Xuân dài 7km đi qua 5 xã Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải cần phải gia cố, tu bổ và chuẩn bị bao cát, đá tại chỗ đề phòng nước biển dâng cao đánh vỡ.

Nguồn: Bee.net.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast