“Ốc đảo” chất thải trong lòng Thị xã

Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) nhiều năm nay xuất hiện một hình thức kinh doanh mới: Tháo dỡ ô tô, các loại xe tải cũ, hết hạn sử dụng để lấy phế liệu và linh kiện hỏng. Những tưởng hình thức kinh doanh này sẽ làm giảm thiểu lượng rác thải đổ ra môi trường nhưng vô dung lại trở thành cách gom rác thải từ nhiều nơi đổ về một mối, tạo nên một “đảo” chứa chất thải nguy hại giữa lòng thị xã.

Từ tháng 12 năm 2005, ông Nguyễn Văn Bốn (sinh năm 1969, Nam Trực, Nam Định) đến tại khối 10, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh sinh sống, đồng thời lập điểm thu mua phế liệu, máy móc hỏng, các loại ô tô hết hạn sử dụng trong nội địa (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) để tháo dỡ lấy phế liệu bán cho các cơ sở khác. Việc kinh doanh là hoàn toàn tự phát, không có đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, liên tục trong các năm từ 2005 đến 2010, ông Bốn đã thu mua 5 mảnh đất liền kề để làm bãi chứa phế liệu.

Với khối lượng phế liệu có được do tháo dỡ ô tô cũ hàng tháng lên tới 6 – 7 tấn/năm (bao gồm ốc vít, nhôm, sắt, nhựa, kính, xăm lốp và linh kiện máy móc), hàng hóa được dồn từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác, mặt bằng không đủ, diện tích nhà xưởng quá hẹp nên gia đình đã cơi nới, lấn chiến ra hành lang an toàn giao thông của quốc lộ 1A để làm nơi tháo dỡ và tập kết sản phẩm (Diện tích lấn chiếm 7m (rộng)x 36m (dài).

Sản phẩm sau tháo dỡ được bày ngổn ngang trong khu tập kết, dầu mỡ thải chảy tràn lan trên mặt đất không được bê tông hóa. Rỉ rét, kính vỡ, đèn vỡ, ốc vít, săm lốp không được thu gom, nằm bừa bãi. Phạm vi bãi chứa không có tường xây bao quanh, không có hệ thống thu gom nước thải, dầu mỡ rơi vãi, nước mưa chảy tràn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất nghiêm trọng. Tại bãi, có 13 chiếc ô tô các loại đang chưa tháo dỡ, hàng trăm tấn phế liệu đang chờ tiêu thụ, một số linh kiện máy móc dính dầu mỡ để dọc hành lang quốc lộ 1A.

Căn cứ theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại thì các chất thải tại khu vực bãi chứa của ông Nguyễn Văn Bốn đều là chất thải nguy hại thuộc loại 2 luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp. Hoạt động của cơ sở đã diễn ra liên tục trong 5 năm nay nhưng chủ hộ không đăng kí chất thải nguy hại, không lập bản cam kết bảo vệ môi trường, không hề có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ quá trình sản xuất và lưu giữ. Mặc dù đã được cơ quan chức năng tại địa phương liên tục nhắc nhở nhưng tình trạng này vẫn kéo dài.

Ngày 08 tháng 6 năm 2010, phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Bốn. Qua kiểm tra tình hình thực tế, phòng Cảnh sát Môi trường đã lập biên bản, tạm thời đình chỉ mọi hoạt động của cơ sở.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast