Sơn Hồng xanh trong hạ trắng...

Nắng càng đượm không khí càng trở nên oi nồng bức bối. Giữa thành phố có nhiều đêm phải ngột ngạt với cái nóng thế kỷ này. Vậy mà một chuyến đi công tác xa, một mình một ngựa sắt tôi đã lọt thỏm vào thế giới xanh của xã Sơn Hồng Hương Sơn lúc nào không hay.

Đánh cá trên sông Con. Ảnh: Đậu Bình
Đánh cá trên sông Con. Ảnh: Đậu Bình

Sương sáng chưa tan nhưng trong cái làn sương mỏng như tấm khăn voan kia một thế giới núi non hùng vĩ hiện lên trước mắt tôi. Sơn Hồng chưa giàu về lúa nhưng no về màu xanh cây trái. Màu xanh thiên tạo từ ngàn đời dắt díu màu xanh nhân tạo càng tạo thêm một nét riêng của xứ sở vùng sâu vùng xa này khó trộn lẫn với bất cứ địa phương nào của huyện Hương Sơn. Cái thời học địa lý cấp 2 phổ thông tôi đã cùng bè bạn tròn xoe đôi mắt khi nghe thầy giáo say sưa giảng về dãy núi Bà Mụ cao tới 1351 mét. Một dãy núi cao nhất miền Trung của đất Việt. Đây là khu vực có nhiều cây rừng cổ thụ và ở trong thăm thẳm rừng dày này chứa nhiều gỗ quý như lim gõ vàng tâm và cả pơ mu nữa. Rồi bao nhiêu loại thảm thực vật phong phú có loài đã được ghi vào sách Đỏ. Bao nhiêu động vật rừng hoang dã nào voi nào hổ nào hoãng, lợn rừng… Điều kỳ diệu thầy giáo chúng tôi vẽ nên một viễn cảnh tương lai: Sơn Hồng có một ngọn thác rất đẹp gọi là Xai Phố. Đứng từ xa nhìn lại người ta cứ ngỡ một bầy ngựa trắng đang tung bờm giương vó phi nước đại. Suốt cả bốn màu xuân hạ thu đông, ngọn thác này chảy không bao giờ ngưng nghỉ. Ngọn thác vắt qua năm tháng đang chờ đợi một khu du lịch sinh thái lý tưởng …

Tôi bần thần nhớ lại ký ức xưa và không khỏi bồi hồi xao xuyến khi bàn chân của mình đặt trên những tảng đá trầm tư bên ngọn thác và nghe tiếng thác reo như bản tình ca núi rừng .

Không nói chuyện xa xôi chỉ mới cách một thập kỷ thôi, nhắc tới lên Sơn Hồng là nhiều người thấy ngại tới, giáo viên mới ra trường nếu được phân công về dạy vùng này chỉ biết ôm mặt khóc. Tại sao vậy? Điều này chưa phân bua lý lẽ dài dòng chắc mọi người cũng hiểu: đấy là một xã vùng sâu cực nhất về đường. Đấy là một xã vùng sâu nghèo nhất về lương thực. Đấy là một xã một xã vùng sâu nghèo nhất về dân trí. Ba cái nghèo này kéo theo bao nhiêu những biến cố khác mà con người không đủ nghị lực không đủ sức khoẻ thì khó mà trụ vững với mảnh đất Sơn Hồng .Trong thế kỷ khi nhân loại đang cuốn theo "cơn lốc " về sự phát triển hiện đại toàn cầu, người ta quen tiếp cận kinh tế tri thức quen với tin học vi tính, trao đổi với nhau qua mạng mà cứ nhắc tới chuyện nghèo như cổ tích này liệu có phải thuộc lớp người bảo thủ không?. Thưa rằng đối với Sơn Hồng chuyện “Xoá đói giảm nghèo ” để thay đổi một cục diện nông thôn là một chuyện hoàn toàn mới . Nhất là chuyện mở đường xuyên núi để dân tiếp cận được với các xã miền xuôi là một thực sự là một sự trở dạ cho cuộc sống hồi sinh. Phải tính đến hàng trăm năm chốn thâm sơn cùng cốc này đã chịu bao phen sự hành hạ cửa lũ lụt làm nhiều chiếc cầu chiếc cống bị trôi, đường sá thì chỗ lầy chỗ sụt khiến cho mọi sinh hoạt của cư dân bị đảo lộn . Hôm nay thì Sơn Hồng khác lắm rồi, từ Cầu Hà Tân rẽ thẳng về Sơn Hồng đã được láng nhựa, đường phẳng tới đâu dân vui như mở cờ trong bụng tới đó . Chủ tịch xã Phan Thân bảo với tôi rằng: “Rất nhiều lần chuyện làm đường nông thôn đã trở thành một mục tiêu chiến lược . Xã được hưởng lợi chương trình một 135 của nhà nước ứu ái đầu tư nhưng nguồn vốn so với công việc cần làm đang còn xa vời lắm. Chính vì thế những cái đã làm được chúng tôi huy động sức dân, những cái đang hoạch định chúng tôi cũng sẽ huy động sức dân .Hiện tại xã đã có hơn 4 km đường nhựa, 5km đường cấp phối .Quả thật thêm một đoạn đường mất ổ voi ổ gà là giảm thêm một nỗi cơ cực cho dân miền núi .Ai đã từng sống chung với những “con đuờng đau khổ”mới thấm thía được hạnh phúc của đường mới thênh thênh .Đường Sơn Hồng còn phải vươn xa vươn rộng nữa mới tiến kịp những xã miền xuôi, nghĩa là dân còn phải đổ công đổ sức mới thành đường và nhà nước còn phải tiếp tục bỏ vốn đầu tư mới thành đường .Có đường là có sự sống sinh sôi nẩy nở .Trong chuyến du sơn này chỉ riêng những chuyện mới nẩy sinh trên con đường mới này cũng đủ cho tôi cảm kích .Câu chuyện thứ nhất đấy là lúc đang rong ruổi trên đường, chúng tôi bắt gặp một cô gái trẻ dáng thắt đáy lưng ong đang cưỡi chiếc xe máy đi ngược chiều chúng tôi .Qua mấy câu chào xã giao tôi muốn cô tiết lộ niềm riêng của mình khi có con đường mới . Cô gái trẻ này cười vui và nói “ Không có con đường mới này thì tụi em đâu dám đưa cháu đi học bởi cự ly nhà em tới trường tiểu học Sơn Hồng khá xa .Em phải mỗi ngày hai bận đèo cháu đi đèo cháu về rồi lại còn kèm thêm con hàng xóm nữa chứ ”.Câu chuyện thứ hai là tôi gặp một người đàn ông đã đứng tuổi khuôn mặt rất gân guốc đang đến miền sơn cuớc hành nghề buôn trái cây .Ông tâm sự với chúng tôi rằng nhờ có con đường mới ông mới biết được thêm địa chỉ mới .Theo ông thì ông sẽ chọn Sơn Hồng làm kế mưu sinh lâu dài bởi Sơn Hồng lắm hàng hoá nông sản và thực phẩm. Hàng hoá chuyển nhanh gọn về xuôi được bởi không còn bị ách tắc giao thông .Câu chuyện thứ ba đấy là buổi trưa hôm đó chúng tôi điểm tâm phở bò của một quán nhỏ bên đường. Phở ngon nên người ăn xì xụp cũng đông .Tôi hỏi chủ quán “ Hàng phở của ông mở tự bao giờ ”. Chủ quán bảo “Mở từ khi có đường mới ”. Những tình tiết rất thực này đủ cho tôi suy ngẫm mọi lợi ích của dân bản xứ ở đây đều xuất phát từ con đường. Tôi hỏi ông Bí thư đảng uỷ xã Nguyễn Văn Thanh “Sơn Hồng thực sự đã có một đột phá về cách mạng giao thông nhưng về chuyên điện sinh hoạt cho dân ? ”. “Nói tới điện cũng là niềm hạnh phúc lớn của quê chúng tôi .Xã có 15 xóm thì bây giờ 15 xóm đều có điện .Ông bí thư không quên tỉ tê cái quảng thời gian có thể nói là chưa xa xưa lắm, người ta vẫn mệnh danh cho xứ sở này là vùng “ Khỉ đánh đu , chuột chù hát dặm ”nghĩa là vùng đất biệt lập mọi thứ .Vùng đất dân mua một phao dầu hoả thắp sáng cũng không đơn giản chút nào .Thiếu ánh sáng thì ngồi chụm rễ cây cho nhà bùng lên bếp lữa. Hết lữa chỉ có co ro lên giường nằm . Nói đến chuyện điện cứ y như “ông lão nằm mơ nước Nga” ấy .Bây giờ Sơn Hồng có một vẽ đẹp kỳ thú là con người vừa được thưởng thức ánh điện vừa được thưởng thức ánh trăng rừng .Đêm đêm người nông dân hỉ hả xem ti vi , nghe đài qua băng đĩa nhờ điện .Ngày người ta mở máy xay xát , máy tuốt lúa xưởng mộc xưởng cưa nhờ điện . Trong hội trường xã hôm nay mấy ông cán bộ xã cùng tôi sau một lúc làm cạn cả một ấm chè xanh đậm đặc không ngớt miệng gật gù " Tui chẳng khoe gì xã chúng tôi cả nhưng anh xem làm việc cập nhật bằng máy vi tính , ngồi đây biết cả chuyện bên Đức bên Mỹ qua mạng lưới in tơ nét . Sơn Hồng người già cũng biết dùng di động thì anh thấy ghê không " . Quả thật ở vùng sâu vùng xa nhưng tư duy của cán bộ rất đổi mới, một dàn cán bộ trẻ được dân tín nhiệm bầu lên đều dám xã thân với công việc chung.

Đến giữa màu xanh yêu thương bủa vây và thoả thuê nghe khúc nhạc rừng vẫn nhớ tới chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyên Duy Trinh nói §:

" Sơn Hồng dân rất tin mọi chủ trương chính sách của đảng và nhà nước . Huyện bảo dân phát huy tiềm lực đất đai để xây dựng vườn tược lập trang trại và chú trọng phát triển chăn nuôi. Thế là hộ gia đình nào cũng chịu khó cầm rựa phát cây dại chịu khó đào đất lật cỏ để biến mảnh vườn nhà thành một vành đai xanh".

Một ông cựu chiến binh trong xã bảo: Trước đây dân ở đây sống hay ỉ vào tài nguyên rừng nên sao nhãng chuyệ n đồng áng .Người ta thường vào rừng chặt gỗ hoặc đốt ong săn bắn động vật rừng , từ ngày Sơn Hồng được hưởng dự án bảo tồn đa dạng sinh vật học Bắc Trường Sơn dân chúng rất phấn khởi . Nạn chặt phá rừng giảm hẳn, chuyện săn bắn động vật cũng được chấm dứt .Vì thế mà những cánh rừng ngày càng bạt ngàn, cây lớn dắt cây nhỏ cùng nhau tạo nên một bầu dưỡng khí trong lành. Sơn Hồng hiện nay có hơn 140 ha rừng tái sinh chủ yếu các loại rừng mỡ rừng nang, vạng … Nhờ dân không đốt rừng và xua đuổi chim thú mà vào Sơn Hồng khách lạ cứ ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Bởi vì vừa được nghe chim kêu vượn hót lại đựoc nhìn chú khỉ trèo vắt vẻo cành cao. Có khi còn được thấy cả chú sao la nhai lọc nõn ngon lành bên bờ suối .Rừng đã thức tỉnh lương tri con người biết bảo vệ rừng và cái sức bung của cơ chế thị trường đã làm cho dân Sơn Hồng khôn lên

Gieo trỉa đậu xanh. Ảnh: Đậu Bình
Gieo trỉa đậu xanh. Ảnh: Đậu Bình

Mạo diện của nông thôn ngày mới đang bộc lộ ra ngày càng nhiều những gương sáng điển hình trong dân trong cán bộ . Họ không mắc bệnh thành tích , họ nói được làm được. Năm 2010 toàn xã đã chăn nuôi được hơn 400 con hươu, 1200 con trâu bò . Một số chủ hộ trong chuồng đã có tới 5-6 con hươu như chủ hộ ông Hùng ở xóm 1hay ông Cầu ở xóm 4 .Còn ông Nguyễn văn Thiệu bây giờ hàng năm gia đình đã thu lãi hàng chục triệu đồng từ nguồn vốn phát triển chăn nuôi trâu bò. Riêng chuồng trại của ông Thiệu hiện tại đã có tới 20 con bò. Hai đứa con gái của ông suốt ngày đi tìm những gánh cỏ non nhất để bồi dưỡng cho bò ăn đêm . Trời chưa rét đã quáng quàng thưng chuồng lót rơm lót rạ. Bò ăn no béo khoẻ lần lượt bao nhiêu chú bê vàng ra đời, chạy cũn ca củn cỡn trên đồi cao lộng gió.

Người say chăn nuôi, người mãi mê trồng quả .Thật đáng mừng khi giống cam bù Hương Sơn toàn huyện đang có nguy cơ tuyệt chủng vì căn bệnh lá vàng gân xanh thì chính mắt tôi được chiêm ngưỡng một vườn cam bù lúc lĩu quả của anh Hồ đình Việt .Chủ nhà hái một đĩa đầy cam bù mời khách , múi cam bù vừa ngọt vừa thanh như là hương vị của trời đất ban tặng . Chị vợ anh Việt tiết lộ cho tôi biết rằng mới chỉ làm vườn cam dăm năm nhưng mọi sự chi tiêu từ con cái học hành đến sắm xe maý ti vi trong gia đình đều nhờ vào quả cam.Theo cách nghĩ của chị thì vùng đất Sơn Hồng là vùng đất dễ làm ăn chỉ cần siêng năng là người nghèo có thể thoát nghèo người giàu có thể giàu hơn. Từ chuyện gia đình xoay sang chuyện chuyện lang chuyện xóm .Điều râm ran nhất là cả xã Sơn Hồng đang mở một chiến dịch cách mạng xanh bằng trồng rừng cao su. Theo cán bộ địa phương này cho biết : Hiện tại đơn vị chuyên trách về làm dự án tròng cao su đã phối hợp với nhân dân ươm được 50 vạn bầu cao su.Tôi nghĩ chỉ cần hai phần ba số giống này sinh trưởng tốt tươi đã cho tiền cho bạc rồi. Trong dự kiến xã Sơn Hồng trông tương lai sẽ thức dây bạt ngàn rừng cao su với diện tích 2300 ha, trông đó có khoảng 1000 ha trồng theo mô hình tiểu điền .

Câu chuyện cao su còn dài nhưng đã thấy niềm vui dậy lên trên gương mặt mỗi người dân . Họ tin ở đất, họ tin ở giống, tin ở một tầm nhìn vĩ mô chiến lược của huyện Hương Sơn. Sơn Hồng đang xanh lên trong đỉnh cao mùa hạ .

Phan Thế Cải

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast