Sông Ngàn Sâu “cơi nới” dòng chảy

Mỗi năm mùa mưa lũ về, người dân các xã miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải đối mặt với nạn lở đất khủng khiếp dọc sông Ngàn Sâu. Đặc biệt từ sau trận lũ quét lịch sử đầu tháng 8/2007, sông Ngàn Sâu đổi dòng, tạo nên nhiều khúc cua, tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng. Dòng sông ngày càng “nới rộng” thêm dòng chảy và hàng trăm héc-ta đất đôi bờ bị cuốn trôi…

Xóm đạo Kim Sơn nằm trên doi đất kéo dài dọc bờ tả ngạn thượng nguồn sông Ngàn Sâu, tách biệt với các xóm khác của xã Hương Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh). Sông Ngàn Sâu góp nước từ các đỉnh cao của dãy Trường Sơn và Trà Sơn, sau khi vượt qua địa phận tỉnh Quảng Bình, cuồn cuộn đổ về tạo nên lưu vực sông phía bờ hữu, làm cho doi đất kéo dài chừng một cây số phía tả ngạn thuộc xóm đạo Kim Sơn phải chịu một áp lực bị xói mòn rất lớn.

Từ thượng nguồn Hương Trạch... ...qua vùng trung lưu Phúc Đồng... ...xuống hạ lưu Hà Linh.., đều bị sạt lở nghiêm trọng!

Từ thượng nguồn Hương Trạch...

Từ thượng nguồn Hương Trạch... ...qua vùng trung lưu Phúc Đồng... ...xuống hạ lưu Hà Linh.., đều bị sạt lở nghiêm trọng!

...qua vùng trung lưu Phúc Đồng...

Từ thượng nguồn Hương Trạch... ...qua vùng trung lưu Phúc Đồng... ...xuống hạ lưu Hà Linh.., đều bị sạt lở nghiêm trọng!
Từ thượng nguồn Hương Trạch... ...qua vùng trung lưu Phúc Đồng... ...xuống hạ lưu Hà Linh.., đều bị sạt lở nghiêm trọng!

...xuống hạ lưu Hà Linh.., đều bị sạt lở nghiêm trọng!

Bà Hoàng Thị Đào, 50 tuổi, cho biết, ngày bà về làm dâu xứ đạo Kim Sơn (Hương Trạch – Hương Khê) đến nay đã ngót ba chục năm, con sông Ngàn Sâu lúc ấy chỉ rộng chừng vài chục mét. Do bị dòng chảy xói mòn, sông Ngàn Sâu hiện chia cắt đôi bờ chừng vài trăm mét, gấp khoảng chục lần trước đây.

Ngày trước, vườn nhà bà Đào thuộc lối đất thứ 3 tính từ bờ sông vào, phía ngoài còn có 9 hộ láng giềng nhưng do đất vườn bị sông cuốn trôi nên các hộ này đã phải di dời đi định cư nơi khác. Riêng nhà bà Đào đã bị sông Ngàn Sâu “nuốt chửng” mất chừng 100m đất chiều ngang và đã hai lần gia đình bà phải dời nhà do đất lở.

Rừng phòng hộ Phúc Đồng và nhiều làng quê ở đây đang bị uy hiếp!
Rừng phòng hộ Phúc Đồng và nhiều làng quê ở đây đang bị uy hiếp!

Rừng phòng hộ Phúc Đồng và nhiều làng quê ở đây đang bị uy hiếp!

“Cứ đến mùa lũ là đất lở ầm ầm như bom Mỹ thời chiến tranh. Chúng tôi đã dùng tre để kè chắn nhưng chẳng bỏ bèn gì. Xóm đạo Kim Sơn lại nằm trên doi đất cuối xã, rất dễ bị nước lũ chia cắt nên hễ nghe mưa là dân làng lại bỏ của chạy người đi lánh nạn. Cứ đà này e chừng vài năm nữa sẽ không còn một tấc đất cắm dùi…” - Bà Đào ngậm ngùi.

Không riêng gì xóm đạo Kim Sơn, nạn lở đất ở các xóm Tân Thành, Trung Lĩnh, Ngọc Bội.., cũng kinh hoàng không kém. Bí thư Đảng uỷ xã Hương Trạch, ông Trần Minh Lục, cho biết: Xã miền núi Hương Trạch có gần 1.700 hộ dân sống phân bổ chủ yếu dọc chiều dài trên 11km thượng nguồn sông Ngàn Sâu. Toàn xã còn trên 2km chiều dài bờ sông nằm ở các vị trí gấp khúc hàng năm bị sạt lở khủng khiếp với 300 hộ thuộc 4 xóm: Kim Sơn, Ngọc Bội, Tân Dừa, Tân Thành thường bị chia cắt khi có lũ lớn.

Theo thị sát của chúng tôi, trên toàn tuyến sông Ngàn Sâu, tình trạng sạt lở kéo dài từ thượng nguồn đến hạ lưu, qua địa bàn các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thuỷ, Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ.. của huyện Hương Khê.

Sau bão số 9, nước lũ sông Ngàn Sâu "moi ruột" hơn 1km đường bê tông liên xã Hà Linh - Phương Mỹ! ...đánh sập nhiều cầu cống trên tuyến đường này... ... để lại cho người dân Phương Mỹ nhiều "chiến lợi phẩm"... và... tiếp tục uy hiếp nhiều làng quê ở Hà Linh!

Sau bão số 9, nước lũ sông Ngàn Sâu "moi ruột" hơn 1km đường bê tông liên xã Hà Linh - Phương Mỹ!

Sau bão số 9, nước lũ sông Ngàn Sâu "moi ruột" hơn 1km đường bê tông liên xã Hà Linh - Phương Mỹ! ...đánh sập nhiều cầu cống trên tuyến đường này... ... để lại cho người dân Phương Mỹ nhiều "chiến lợi phẩm"... và... tiếp tục uy hiếp nhiều làng quê ở Hà Linh!

...đánh sập nhiều cầu cống trên tuyến đường này...

Sau bão số 9, nước lũ sông Ngàn Sâu "moi ruột" hơn 1km đường bê tông liên xã Hà Linh - Phương Mỹ! ...đánh sập nhiều cầu cống trên tuyến đường này... ... để lại cho người dân Phương Mỹ nhiều "chiến lợi phẩm"... và... tiếp tục uy hiếp nhiều làng quê ở Hà Linh!

... để lại cho người dân Phương Mỹ nhiều "chiến lợi phẩm"...

Sau bão số 9, nước lũ sông Ngàn Sâu "moi ruột" hơn 1km đường bê tông liên xã Hà Linh - Phương Mỹ! ...đánh sập nhiều cầu cống trên tuyến đường này... ... để lại cho người dân Phương Mỹ nhiều "chiến lợi phẩm"... và... tiếp tục uy hiếp nhiều làng quê ở Hà Linh!

và... tiếp tục uy hiếp nhiều làng quê ở Hà Linh!

Chị Hương San, một người dân xóm 14, xã Hà Linh, sống gần eo sông Ngàn Sâu, cho biết: “Xóm 14 là xóm nằm bên bờ hữu ngạn sông Ngàn Sâu. Những năm trước đây, dòng sông này thật hiền hoà, luôn mang phù sa bồi đắp, vì vậy, những vườn ngô, đậu luôn xanh tốt. Nhưng mấy năm trở lại đây, người dân nơi đây không sao ăn ngon, ngủ yên, luôn nơm nớp lo sợ trước nạn lở đất dọc bờ sông.”

Riêng gia đình chị San sở hữu mảnh vườn hơn 4 sào đất nhưng chỉ trong hai năm trở lại đây dòng sông Ngàn Sâu đã “nuốt chửng” mất gần nửa diện tích, bây giờ chỉ còn vẻn vẹn hơn 1,5 sào đất bạc màu, gia đình lại túng quẫn, con cái không có tiền để học hành.

Theo lời ông Minh và lãnh đạo một số xã trên tuyến sông này, vẫn biết sự nguy hiểm cận kề nhưng đành bó tay vì khoản kinh phí quá lớn vượt tầm của địa phương. Sự lo lắng của người dân sinh sống dọc bờ sông Ngàn Sâu là có cơ sở, đặc biệt mỗi khi mùa mưa bão về, tính mạng của họ thật sự đang bị đe doạ.

Chủ tịch UBND xã Hà Linh, ông Đặng Đức Minh, cho biết: xã Hà Linh là nơi sạt lở nghiêm trọng nhất, đe doạ trực tiếp đến tính mạng của hơn 200 hộ dân. Không chỉ có vậy, các cơ quan như trạm y tế xã bây giờ chỉ cách bờ sông khoảng 5 m, còn trường THCS Hà Li

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast