Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?

Nước làm mát động cơ xe ô tô là thành phần đặc biệt quan trọng, không thua kém gì nếu so với dầu nhớt.

Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?

Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát sáng chứng tỏ nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức)

Thời điểm cần thay nước làm mát cho ô tô

Nước làm mát động cơ tiêu chuẩn thường có màu xanh lá cây, đây là một loại nước làm mát phổ biến nhất mà theo khuyến cáo chung thì tuổi thọ của nó khi nằm ở trong động cơ sẽ đạt được nhiều năm (3-5 năm) mới cần phải thay thế. Nhưng đối với một số thương hiệu ô tô, có thể nhà sản xuất đã chỉ định sử dụng loại nước làm mát với tuổi thọ dài hoặc rất dài đến mức không cần phải thay thế nó định kỳ, chỉ thay khi kiểm tra bảo trì hệ thống (két nước, ống dẫn nước, bơm nước....).

Một số thương hiệu xe ô tô cao cấp sử dụng loại nước làm mát có tuổi thọ dài hạn, họ không có khuyến cáo phải thay nước làm mát động cơ trừ khi có những sửa chữa hệ thống liên quan thì mới thay.

Khi đèn “TEMP” sáng chứng tỏ nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức). Các chi tiết giãn nở quá mức khiến chúng bị kẹt hoặc gãy vỡ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc, bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục làm tiêu hao nhiên liệu hơn.

Kiểm tra mức nước trong bình nước phụ, tuyệt đối không mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi còn nóng bởi nước nóng sẽ gây bỏng. Việc sử dụng đúng chủng nước làm mát sẽ giúp động cơ vận hành bền bỏ và ổn định hơn.

Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?

Đối với điều kiện thông thường, không phải đối với vùng khí hậu cực kỳ khắc nghiệt thì thông thường nước làm mát động cơ sẽ có 50% là nước lọc (không sử dụng nước khoáng), và 50% nước chuyên dụng

Sự khác biệt giữa nước làm mát chuyên dụng và nước thông thường

Đối với điều kiện thông thường, không phải đối với vùng khí hậu cực kỳ khắc nghiệt thì thông thường nước làm mát động cơ sẽ có 50% là nước lọc (không sử dụng nước khoáng) và 50% nước chuyên dụng. Nước chuyên dụng được chế tạo để ngăn chặn sự ăn mòn các chi tiết bên trong nơi mà nước đi qua, thứ nữa là tránh hình thành các cặn và đặc biệt là các mảng bám của nước. Nếu nước sinh cặn và đóng cặn sẽ làm suy giảm tính giải nhiệt của hệ thống làm mát, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho động cơ.

Thành phần cấu tạo của nước chuyên dụng mục đích chủ yếu để bảo vệ chi tiết máy cũng như giữ được hiệu quả làm mát động cơ lâu dài.

Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?

Có thể kiểm tra nhiệt độ nước làm mát bằng một số loại nhiệt kế chuyên dụng

Thay nước làm mát sớm có tốt?

Bảo trì xe ô tô kỹ và sớm bất kể chi tiết nào cũng là tốt, nhưng nên cân nhắc đến chuyện lãng phí hoặc dư thừa. Hoặc nếu không đủ sự tin tưởng vào loại nước làm mát mà ô tô đang sử dụng thì cũng nên thay sớm hơn chu kỳ 3-5 năm, vì nhân tiện cũng có thể xem được tình trạng nước của động cơ có còn “tốt” không thông qua màu sắc, cặn nếu có để đánh giá tình trạng.

Đối với xe BMW thì nhà sản xuất cho biết đó là loại có tuổi thọ lâu dài, không cần phải thay, trừ khi có các sửa chữa về hệ thống của động cơ.

Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?
Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô?

Nếu một động cơ hoạt động không lỗi thì nước làm mát hầu như sẽ không hề hao hụt do yếu tố nhiệt độ, bởi dung dịch làm mát có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ trên 130 độ C

Một số nguyên nhân gây tiêu hao nước làm mát hơn mức bình thường

Nếu một động cơ hoạt động không lỗi thì nước làm mát hầu như sẽ không hề hao hụt do yếu tố nhiệt độ, bởi dung dịch làm mát có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ trên 130 độ C, mà nguyên nhân thường xuyên gặp phải đối với ô tô là: thủng két nước giải nhiệt động cơ hay các đường ống dẫn rò rỉ, hay bình nước phụ (bằng nhựa) bị rạn nứt gây rò rỉ mới là nguyên nhân chính, nếu xe của có bị hao hụt nước làm mát thì cần kiểm tra các chi tiết phụ này.

Theo Báo Giao thông

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast