Bỏ quy định phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh

Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

Đối với việc tiếp đón người bệnh

- Quy định người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân thay vì xuất trình thẻ bảo hiểm y tế khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức đi vào hoạt động.

Về lý do của quy định này là vì trong số định danh cá nhân đã có các thông tin về người bệnh. Mặt khác để giảm thời gian chờ đợi của người đi khám bệnh và giúp cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh không cần mang theo thẻ bảo hiểm cũng như giấy tờ tùy thân khác.

bo quy dinh phai xuat trinh the bao hiem y te khi chuyen tuyen kham benh chua benh

-Bỏ quy định phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

- Bỏ quy định về giấy hẹn tái khám và cho phép được hẹn tái khám thông qua việc ghi thời gian hẹn khám lại vào -phần Ghi chú của Giấy ra viện hoặc ghi vào Sổ Y bạ hoặc Đơn thuốc đồng thời bỏ quy định về số lần sử dụng các giấy tờ trên trong trường hợp giấy chuyển tuyến vẫn còn hiệu lực.

Về lý do của việc này là vì việc quy định phải có giấy hẹn khám lại khi đến khám lại là không hợp lý do trên thực tế việc hẹn khám lại có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như ghi trên giấy ra viện, số y bạ, đơn thuốc... mà không nhất thiết phải có giấy hẹn.

bo quy dinh phai xuat trinh the bao hiem y te khi chuyen tuyen kham benh chua benh

- Quy định cụ thể các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân phải xuất trình trong trường hợp thẻ Bảo hiểm y tế không có ảnh.

Về lý do của việc này nhằm để đảm bảo sự minh bạch, thuận tiện cho người dân khi đi khám bệnh Bảo hiểm y tế

- Bỏ quy định tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế khi hoàn thành việc khám bệnh hoặc nhập viện.

Về lý do của việc này là vì không cần thiết phải áp dụng và việc giữ thẻ tạo thêm thủ tục, thêm giấy biên nhận, thêm nhân lực và tránh tình trạng thất lạc thẻ trong quá trình tạm giữ thẻ.

-Trường hợp trẻ sơ sinh phải Điều trị ngay sau khi sinh ra mà chưa có giấy chứng sinh thì lãnh đạo cơ sở y tế hoặc người được lãnh đạo cơ sở y tế ủy quyền ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán thay vì chỉ có thủ trưởng cơ sở y tế ký xác nhận mới hợp lệ như quy định hiện hành.

Đối với việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Bỏ quy định cung cấp “các giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý” trong hồ sơ thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội trong trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Về lý do của việc này là vì đây là quy định phục vụ cho việc thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế mà việc thanh toán được thực hiện thông qua giám định của cơ quan bảo hiểm y tế. Để thực hiện thủ tục này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn do đây không phải là cơ sở đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và tốn nhiều thời gian chờ đợi để được xác nhận

- Bổ sung các quy định cho phép người bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế kể từ thời Điểm xuất trình đủ thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân phù hợp đồng thời cho phép người đó được thanh toán trực tiếp phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã chi trả trước thời Điểm xuất trình đủ thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Về lý do của việc sửa đổi này là vì: Việc không cho phép người bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế từ thời điểm hoàn thành thủ tục xuất trình thẻ bảo hiểm và giấy tờ chứng minh nhân thân đã dẫn đến việc người đó phải làm thủ tục đề nghị thanh toán trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.

Quy định này dẫn đến: Ảnh hưởng ngay đến quyền lợi của người bảo hiểm y tế do bác sỹ không biết đây là đối tượng bảo hiểm y tế nên có thể chỉ định các dịch vụ, thuốc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm. Vì vậy, người bệnh bị phát sinh thêm chi phí do phải mang hồ sơ đề nghị thanh toán về cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện; đồng thời phát sinh chi phí để chi trả cho các dịch vụ, thuốc không thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế; Phát sinh chi phí cho việc thực hiện giám định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Quy định bác sỹ tiếp nhận bệnh nhân thay vì cơ sở y tế tiếp nhận bệnh bệnh nhân ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở y tế chuyển người bệnh đi.

Việc này nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhưng vẫn đảm bảo Mục tiêu quản lý vì việc quy định cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu Điều xe của cơ sở y tế chuyển người bệnh đi không bảo đảm tính minh bạch của quy phạm do không chỉ ra cụ thể chủ thể chịu trách nhiệm ký xác nhận và từ đó có thể dẫn đến việc người có thẻ bảo hiểm y tế bị từ chối thanh toán

bo quy dinh phai xuat trinh the bao hiem y te khi chuyen tuyen kham benh chua benh

- Bổ sung hình thức thanh toán qua bưu điện khi thực hiện chuyển tiền thanh toán cho người bệnh trong trường hợp thanh toán trực tiếp.

Việc này nhằm làm giảm chi phí đi lại cho người bệnh, vì quy định không cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các hình thức thanh toán như chuyển Khoản, gửi qua bưu điện làm phát sinh thêm chi phí đi lại cho người có thẻ bảo hiểm y tế do phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện 02 lần (01 lần đi nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và 01 lần đến nhận tiền).

- Bỏ quy định giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký

- Quy định giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 12 tháng kể từ ngày cấp thay vì có giá trị sử dụng đến hết năm dương lịch đối với các trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế mắc các nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Về lý do của việc này là theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 9 thì giấy chuyển tuyến đối với một số trường hợp như người mắc bệnh mãn tính, người mắc bệnh phải Điều trị dài ngày chỉ có giá trị sử dụng đến hết năm dương lịch (ngày 31 tháng 12 năm đó). Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giấy chuyển tuyến được cấp vào ngày 30 tháng 12 nên dẫn đến tình trạng người bệnh chưa kịp chuyển tuyến thì giấy chuyển tuyến đã hết hạn sử dụng hoặc hết hạn sau một thời gian ngắn được cấp giấy chuyển tuyến. Điều này dẫn đến việc phát sinh cả chi phí và thời gian của người bệnh đồng thời làm phát sinh một lượng lớn công việc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người bệnh được chuyển tuyến để Điều trị các bệnh mãn tính hoặc bệnh phải chữa trị dài ngày sẽ tập trung làm thủ tục vào những ngày đầu của năm tiếp theo.

Theo Suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast