Luôn chủ động ngăn ngừa dịch bệnh

Dịch bệnh đang trở thanh mối đe doạ thường xuyên trong cuộc sống, hậu quả từ lây nhiễm dịch sẽ gây ảnh hưởng lớn tới người và gia súc, ngoài thiệt thòi về sức khoẻ, tính mạng còn làm tổn thất lớn kinh tế.

Thường xuyên vệ sinh môi trường nhằm phòng ngừa dịch bệnh
Thường xuyên vệ sinh môi trường nhằm phòng ngừa dịch bệnh

Theo ông Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Tĩnh: “Trong năm 2012, tình hình khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp nên xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm AH1N1, AH5N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, chân tay miệng.. Nhưng một bất cập không nhỏ trong công tác phòng chống dịch là nhân lực ở cơ sở còn thiếu cán bộ chất lượng cao như bác sĩ chính quy, cử nhân xét nghiệm chuyên ngành YHDP. Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng của các trung tâm y học dự phòng huyện, thị chưa đạt cả về diện tích đất và diện tích xây dựng”.

Tuy gặp những khó khăn trong công việc, nhưng các Trung tâm y học dự phòng cơ sở đã có nhiều cố gắng, xử lý kịp thời khi các địa phương có dịch.

Ngay từ đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã xẩy ra một số dịch bệnh: dịch cúm gia cầm, dịch tay chân miệng, dich sốt xuất huyết. Trung tâm y học dự phòng tỉnh đã tích cực chỉ đạo cán bộ chuyên môn của mình phối với Trung tâm y học dự phòng huyện, thị và chính quyền địa phương tổ chức xử lý môi trường, phun hoá chát, tiêu độc khử trùng trên địa bàn khu vực có gia cầm mắc bệnh, ốm chết và khu vực có bệnh nhân nghi ngờ. Mặt khác, lập danh sách giám sát những người có tiếp xúc với gia cầm ốm chết và giám sát người đi từ vùng dịch về cũng được theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày. Phối hợp với các ban, ngành giám sát dịch cúm gia cầm và người tiếp xúc với gia cầm. Đối với dịch chân tay miệng cũng xuất hiện tới 2 lần trong năm 2012, trên địa bàn tỉnh thuộc 63 xã, thị trấn có 341 người mắc, Trung tâm y học dự phòng tỉnh đã chỉ đạo triển khai công tác điều tra và giám sát tất cả các ca mắc, nghi mắc bệnh chân tay miệng tại các trường mầm non, trường tiểu học cộng đồng. Xử lý môi trường, phun hoá chất, tiêu độc khử trùng trên địa bàn khu vực nhà trẻ, trường học và khu vực có bệnh nhân với bán kính 200 m. Trong 21 mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, có 3 mẫu dương tính với EV71 và 1 trường hợp dương tính với vi rút đường ruột. Tuy số lượng người mắc về dịch bệnh chân tay miệng trên địa bàn cả tỉnh khá lớn nhưng nhờ phát hiệm sớm và có đội ngũ thầy thuốc chữa trị kịp thời nên không có ca nào tử vong.

Một thực tế ở Hà Tĩnh năm nào cũng xẩy ra dịch bệnh, chỉ vừa mới ăn tết xong tại địa bàn Hà Tĩnh lại xuất hiện dịch lở mồm long mống lại gây thêm nổi lo cho nông dân toàn tỉnh. Tại Thị xã Hồng Lĩnh đã xuất 53 con gia súc bị dịch lở mồm long mống. Dịch xuất hiện vào ngày 4/3/2013 tại hộ chăn nuôi ông Trần Văn Long (tổ 8 phường Đậu Liêu). Chưa đầy 2 ngày sau, dịch này đã lây lan sang các chủ hộ chăn nuôi khác. Cũng trong dịch đầu tháng 3 này, tại địa bàn huyện Nghi Xuân, một đàn lợn 113 con của tiểu đoàn 31 đặc công Quân khu 4 cũng bị nhiễm dịch bệnh tai xanh, gây chết hàng loạt..

Nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả dịch bệnh gây tổn thất lớn đến nền kinh tế chăn nuôi Hà Tĩnh mất mỗi năm ít nhất con số cũng hàng trăm tỷ đồng, đưa dân thiệt đơn thiệt kép. Nhưng các cơ quan chức năng liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phòng dịch cho dân vẫn còn tỏ ra quá chủ quan lơ là. Chủ quan thứ nhất không bán sát địa bàn dẫn tới nắm thông tin quá chậm, để đến khi dịch loang ra mới tìm biện pháp dập dịch. Một chủ quan khác là người chủ khi có gia súc có hiện tượng khác thường như bỏ ăn, vận động kém, lại không báo cáo với cơ quan phòng dịch để ngăn chặn… Thậm chí có thôn có xã còn “dấu bệnh” để lấy thành tích về an toàn môi trường. Cán bộ thú y cũng như cán bộ y học dự phòng cơ sở hiện nay trình độ đang còn non yếu về nghiệp vụ chuyên môn nhưng rất ít chịu học hỏi. Đặc biệt là cơ quan thú ý sau khi phân cấp về huyện, thị quản lý thì trình độ cán bộ lại càng tụt hậu hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân để dịch bệnh Hà Tĩnh sẽ bùng phát và khó lường trước được những ảnh hưởng của tai hoạ các dịch bệnh nguy hiểm đang rập rình. Chỉ đạo phòng chống dịch khâu tốt nhất là tạo sức mạnh đồng bộ giữa địa phương, cơ quan thú y và Trung tâm y học dự phòng, nhưng hầu như trên địa bàn tỉnh chưa có địa phương nào làm tốt công tác này.

Qua dịch bệnh từ năm 2012 và đợt dịch vừa xẩy ra năm 2013, riêng về phía Trung tâm y học dự phòng tỉnh vẫn còn những tồn tại riêng mà đơn vị nhận thấy cần đúc rút kinh nghiệm đó là tính thụ động, thiếu khoa học trong chỉ đạo và điều hành. Chính vì vậy mục tiêu của Trung tâm y học dự phòng tỉnh năm 2013 là khống chế không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra, khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh có khả năng phát sinh và phát triển.

Nhằm nâng cao tính xã hội hoá trong công công tác phòng chống dịch bệnh, Trung tâm y học dự phòng tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi người dân tự giác hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, trong mỗi gia đình và thôn xóm. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời kẻ lạ đưa gia súc gia cầm vào địa phương mình buôn bán, giết mổ. Các đơn vị y tế dự phòng chủ động cấp phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền xuống tận từng cơ sở. Lập các nội dung truyên truyền thiết thực, cụ thể qua hệ thống loa đài phường xã.

Ngoài công tác truyền thông, trung tâm y học tỉnh sẽ tổ chức nhiều đợt tập huấn về hướng dẫn giám sát các biện pháp phòng dịch cho lực lượng cán bộ nồng cốt. Ngành y tế Hà Tĩnh sẽ tập trung chỉ đạo Trung tâm y học dự phòng chủ động trang cấp thiết bị, hoá chât ngay từ đầu năm với số luợng và chất lượng tốt, đảm bảo phục vụ tốt cho cơ sở khi có dịch bệnh xẩy ra.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast