Một ngày ra khơi cùng đội thuyền săn cua đá ở Kỳ Anh
Đây là anh Mai Thanh Tâm (37 tuổi, ở thôn Đông Yên 3, xã Kỳ Lợi - hiện đang tái định cư tại tổ dân phố Ba Đồng, phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), người có thâm niên gần 20 năm bám biển mưu sinh. Thế nhưng, với nghề “bóng cụp” (bắt cua đá), anh Tâm cũng thuộc hàng “lính mới” vì mới ngót nghét vài năm tuổi nghề. Ấy vậy mà, các cách đi săn cụp giữa trùng khơi thì anh chắc không hề kém cạnh ai.
Đây là anh Mai Thanh Tâm (37 tuổi, ở thôn Đông Yên 3, xã Kỳ Lợi - hiện đang tái định cư tại tổ dân phố Ba Đồng, phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), người có thâm niên gần 20 năm bám biển mưu sinh. Thế nhưng, với nghề “bóng cụp” (bắt cua đá), anh Tâm cũng thuộc hàng “lính mới” vì mới ngót nghét vài năm tuổi nghề. Ấy vậy mà, các cách đi săn cụp giữa trùng khơi thì anh chắc không hề kém cạnh ai.
6h sáng, với vài dụng cụ đơn giản, mồi câu là 10 kg cá trích và một ít đá xay để giữ độ tươi cho cụp (cua đá), đội thuyền 4 người xuất phát từ nhà của anh Mai Thanh Tâm để ra bến thuyền.
6h sáng, với vài dụng cụ đơn giản, mồi câu là 10 kg cá trích và một ít đá xay để giữ độ tươi cho cụp (cua đá), đội thuyền 4 người xuất phát từ nhà của anh Mai Thanh Tâm để ra bến thuyền.
Khu âu thuyền Ba Đồng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là nơi chiếc thuyền 10 CV của anh Mai Thanh Tâm neo đậu cùng với những chiếc thuyền khác. Khu âu thuyền Ba Đồng là nơi neo đậu của khoảng hơn 500 chiếc tàu, thuyền có công suất từ 10-400 CV của gần 500 hộ làm nghề biển.
Khu âu thuyền Ba Đồng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là nơi chiếc thuyền 10 CV của anh Mai Thanh Tâm neo đậu cùng với những chiếc thuyền khác. Khu âu thuyền Ba Đồng là nơi neo đậu của khoảng hơn 500 chiếc tàu, thuyền có công suất từ 10-400 CV của gần 500 hộ làm nghề biển.
Trên bờ, những hàng dài “bóng” để săn cụp, săn ghẹ được chất đầy. Theo như lời của anh Tâm, đợt này chưa phải mùa vụ chính của loài cụp nên cũng ít nhà ra khơi, số “bóng” mới để lại trên bờ mới nhiều như vậy.
Trên bờ, những hàng dài “bóng” để săn cụp, săn ghẹ được chất đầy. Theo như lời của anh Tâm, đợt này chưa phải mùa vụ chính của loài cụp nên cũng ít nhà ra khơi, số “bóng” mới để lại trên bờ mới nhiều như vậy.
Chuẩn bị cho chuyến ra khơi lần này, đội thuyền 4 người, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Ai cũng đã nắm rất rõ nhiệm vụ của mình, cùng phối hợp nhịp nhàng, ăn ý để công việc được thuận lợi.
Chuẩn bị cho chuyến ra khơi lần này, đội thuyền 4 người, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Ai cũng đã nắm rất rõ nhiệm vụ của mình, cùng phối hợp nhịp nhàng, ăn ý để công việc được thuận lợi.
Chàng trai có nụ cười hiền tên là Lê Hồng Phúc (áo đỏ), năm nay vừa tròn 18, nhưng độ dạn dày với biển cũng không hề kém cạnh các bác lão ngư. Phúc là cháu ruột của anh Tâm, học hết cấp 2, theo chân chú để phụ việc kiếm thêm thu nhập và học nghề “bóng cụp”.
Chàng trai có nụ cười hiền tên là Lê Hồng Phúc (áo đỏ), năm nay vừa tròn 18, nhưng độ dạn dày với biển cũng không hề kém cạnh các bác lão ngư. Phúc là cháu ruột của anh Tâm, học hết cấp 2, theo chân chú để phụ việc kiếm thêm thu nhập và học nghề “bóng cụp”.
Nhiệm vụ đầu tiên của Phúc khi xuống thuyền là kiểm tra buồng máy rồi khởi động trước khi nhổ neo. Việc kiểm tra buồng máy hết sức quan trọng trước mỗi chuyến ra khơi. Theo như Phúc nói, trước tiên phải kiểm tra nhiên liệu, rồi tới kiểm tra tiếng nổ, thông qua tiếng động cơ là có thể “bắt mạch” được bệnh của máy. Ra giữa biển mà buồng máy hư thì tai hại vô cùng, cho nên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng.
Nhiệm vụ đầu tiên của Phúc khi xuống thuyền là kiểm tra buồng máy rồi khởi động trước khi nhổ neo. Việc kiểm tra buồng máy hết sức quan trọng trước mỗi chuyến ra khơi. Theo như Phúc nói, trước tiên phải kiểm tra nhiên liệu, rồi tới kiểm tra tiếng nổ, thông qua tiếng động cơ là có thể “bắt mạch” được bệnh của máy. Ra giữa biển mà buồng máy hư thì tai hại vô cùng, cho nên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng.
Hoàng Anh Tú, chàng ngư dân trẻ này cũng vừa bước sang tuổi 19. Đã đến giờ khởi hành, theo nhiệm vụ được phân công, Tú nhanh chóng gỡ neo thuyền để bắt đầu chuyến hành trình. Ngước nhìn ra biển, Tú thầm mong những chuyển biển gặp may để gom đủ tiền mua món quà sinh nhật mình hứa tặng em gái từ tháng trước.
Hoàng Anh Tú, chàng ngư dân trẻ này cũng vừa bước sang tuổi 19. Đã đến giờ khởi hành, theo nhiệm vụ được phân công, Tú nhanh chóng gỡ neo thuyền để bắt đầu chuyến hành trình. Ngước nhìn ra biển, Tú thầm mong những chuyển biển gặp may để gom đủ tiền mua món quà sinh nhật mình hứa tặng em gái từ tháng trước.
Còn đây là anh Nguyễn Mạnh Cường (46 tuổi) là anh rể của anh Tâm, chịu trách nhiệm điều khiển bánh lái khi ra khơi - nhiệm vụ chỉ dành cho những người phải có thâm niên trong nghề. Nói về độ cứng cựa với nghề biển thì anh Cường được xếp vào hạng lão làng của làng biển này.
Còn đây là anh Nguyễn Mạnh Cường (46 tuổi) là anh rể của anh Tâm, chịu trách nhiệm điều khiển bánh lái khi ra khơi - nhiệm vụ chỉ dành cho những người phải có thâm niên trong nghề. Nói về độ cứng cựa với nghề biển thì anh Cường được xếp vào hạng lão làng của làng biển này.
Chủ thuyền Mai Thanh Tâm nói: “Rất may hôm nay thời tiết khá tốt, sóng êm, nên những “lính mới” như chúng tôi sẽ đỡ mệt hơn khi ra ngoài khơi”.
Chủ thuyền Mai Thanh Tâm nói: “Rất may hôm nay thời tiết khá tốt, sóng êm, nên những “lính mới” như chúng tôi sẽ đỡ mệt hơn khi ra ngoài khơi”.
Chuyến ra khơi của đội thuyền chúng tôi được lót dạ bằng mớ bánh rán nóng hổi mà anh Tâm vừa mua ở chợ.
Chuyến ra khơi của đội thuyền chúng tôi được lót dạ bằng mớ bánh rán nóng hổi mà anh Tâm vừa mua ở chợ.
Khoảng 7h sáng, thuyền của anh Tâm đã cách bờ gần 2 hải lý neo tại khu vực bãi chắn sóng thuộc khu vực âu thuyền Ba Đồng, cách Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 không xa. Bãi chắn sóng này được hoàn thành từ năm 2013, nay trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của loài cua đá và các sinh vật biển khác.
Khoảng 7h sáng, thuyền của anh Tâm đã cách bờ gần 2 hải lý neo tại khu vực bãi chắn sóng thuộc khu vực âu thuyền Ba Đồng, cách Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 không xa. Bãi chắn sóng này được hoàn thành từ năm 2013, nay trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của loài cua đá và các sinh vật biển khác.
Điểm đến là khu vực đánh dấu số “bóng” hôm qua thả. Dụng cụ đánh dấu được gắn vào miếng xốp trong màu trắng. Mỗi đội thuyền có một cách đánh dấu riêng để dễ tìm kiếm và tránh kéo nhầm “bóng” của đội thuyền khác.
Điểm đến là khu vực đánh dấu số “bóng” hôm qua thả. Dụng cụ đánh dấu được gắn vào miếng xốp trong màu trắng. Mỗi đội thuyền có một cách đánh dấu riêng để dễ tìm kiếm và tránh kéo nhầm “bóng” của đội thuyền khác.
Chỗ thả “bóng cụp” mà đội thuyền của anh Tâm chọn là khu vực bãi chắn sóng thuộc âu thuyền Ba Đồng. Anh Cường cho hay: “Loài cụp thường thích sống chui rúc ở các bãi đá gần bờ. Biển càng động thì chúng càng ra nhiều. Mùa cao điểm của loài này rơi vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, nhưng quanh năm ngư dân đều có thể đánh bắt được”.
Chỗ thả “bóng cụp” mà đội thuyền của anh Tâm chọn là khu vực bãi chắn sóng thuộc âu thuyền Ba Đồng. Anh Cường cho hay: “Loài cụp thường thích sống chui rúc ở các bãi đá gần bờ. Biển càng động thì chúng càng ra nhiều. Mùa cao điểm của loài này rơi vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, nhưng quanh năm ngư dân đều có thể đánh bắt được”.
Sau khi kiểm tra vài “bóng” rỗng tuếch, anh Tâm chuẩn bị lặn xuống đáy biển để giúp gỡ các “bóng” bị mắc vào đá, tránh việc khi kéo lên "bóng" bị hư hoặc đứt cả luồng dây “bóng” thả trước đó.
Sau khi kiểm tra vài “bóng” rỗng tuếch, anh Tâm chuẩn bị lặn xuống đáy biển để giúp gỡ các “bóng” bị mắc vào đá, tránh việc khi kéo lên "bóng" bị hư hoặc đứt cả luồng dây “bóng” thả trước đó.
Khí ôxy được nối sẵn với ống nhựa dài để anh Tâm ngậm vào miệng trước khi lặn sâu xuống đáy. Đối với công việc nguy hiểm như lặn biển, anh Tâm chia sẻ: “Người muốn lặn biển ngoài khả năng bơi lội tốt cần phải có sức khỏe đảm bảo, không có vấn đề về tim mạch hay huyết áp. Bởi, mỗi lần xuống biển sẽ bị áp lực nước đè nén, cộng với việc tâm lí có chút lo lắng, sức khỏe lại không đảm bảo, rất dễ sẽ đuối sức và ngất ngay khi đang lặn biển, nguy hiểm đến tính mạng...”.
Khí ôxy được nối sẵn với ống nhựa dài để anh Tâm ngậm vào miệng trước khi lặn sâu xuống đáy. Đối với công việc nguy hiểm như lặn biển, anh Tâm chia sẻ: “Người muốn lặn biển ngoài khả năng bơi lội tốt cần phải có sức khỏe đảm bảo, không có vấn đề về tim mạch hay huyết áp. Bởi, mỗi lần xuống biển sẽ bị áp lực nước đè nén, cộng với việc tâm lí có chút lo lắng, sức khỏe lại không đảm bảo, rất dễ sẽ đuối sức và ngất ngay khi đang lặn biển, nguy hiểm đến tính mạng...”.
Người hỗ trợ trực tiếp phần việc nguy hiểm này không ai khác ngoài anh Cường. Vừa chỉnh hướng lái con thuyền, vừa giữ chắc dây chuyển oxy, mắt không ngừng dõi theo mọi chuyển động của anh Tâm.
Người hỗ trợ trực tiếp phần việc nguy hiểm này không ai khác ngoài anh Cường. Vừa chỉnh hướng lái con thuyền, vừa giữ chắc dây chuyển oxy, mắt không ngừng dõi theo mọi chuyển động của anh Tâm.
Sau vài phút lặn xuống, anh Tâm đã ngoi lên mặt nước. “May sáng nay thời tiết đẹp, biển êm, nước khá trong nên việc lặn mới diễn ra nhanh chóng như vậy” - anh Tâm nói.
Sau vài phút lặn xuống, anh Tâm đã ngoi lên mặt nước. “May sáng nay thời tiết đẹp, biển êm, nước khá trong nên việc lặn mới diễn ra nhanh chóng như vậy” - anh Tâm nói.
Trên thuyền, Phúc hỗ trợ kéo “bóng”, còn Tú thực hiện việc kiểm tra các ngăn chứa mồi trong “bóng”, thay mồi cá trích mới vừa mang từ bờ ra.
Trên thuyền, Phúc hỗ trợ kéo “bóng”, còn Tú thực hiện việc kiểm tra các ngăn chứa mồi trong “bóng”, thay mồi cá trích mới vừa mang từ bờ ra.
Chia sẻ về kỹ thuật bắt cụp, anh Tâm cho hay: “Mồi câu dụ cụp phải là loài cá có độ tanh, cá trích mua về để qua một ngày cho dậy mùi mới đem ra làm mồi; khi đặt các ”bóng“ dưới lòng biển phải chọn các điểm đặt tại các bãi đá ít đá nhọn để thuận tiện cho thuyền mình di chuyển và kéo các ”bóng“ lên dễ dàng hơn. Biển càng động thì cụp mới bò ra nhiều nhưng khi biển động thì vất vả, khó khăn hơn gấp bội. Nhất là khi lặn xuống đáy, biển đục ngầu nên lặn rất nguy hiểm...”.
Chia sẻ về kỹ thuật bắt cụp, anh Tâm cho hay: “Mồi câu dụ cụp phải là loài cá có độ tanh, cá trích mua về để qua một ngày cho dậy mùi mới đem ra làm mồi; khi đặt các ”bóng“ dưới lòng biển phải chọn các điểm đặt tại các bãi đá ít đá nhọn để thuận tiện cho thuyền mình di chuyển và kéo các ”bóng“ lên dễ dàng hơn. Biển càng động thì cụp mới bò ra nhiều nhưng khi biển động thì vất vả, khó khăn hơn gấp bội. Nhất là khi lặn xuống đáy, biển đục ngầu nên lặn rất nguy hiểm...”.
Khu vực này anh Tâm đã thả tổng cộng 238 cái "bóng cụp". Kéo lên, kiểm tra, tra mồi rồi thả xuống, công việc cứ diễn ra nhịp nhàng, lặng lẽ.
Khu vực này anh Tâm đã thả tổng cộng 238 cái "bóng cụp". Kéo lên, kiểm tra, tra mồi rồi thả xuống, công việc cứ diễn ra nhịp nhàng, lặng lẽ.
Anh Tâm cho biết: “Nhà tôi có khoảng gần 500 “bóng” đặt ở hai nơi gồm đảo Sơn Dương và bãi chắn sóng thuộc khu vực âu thuyền Ba Đồng (xã Kỳ Lợi). Nhiều gia đình làm nghề này lâu năm có cả gần nghìn chiếc “bóng”. “Bóng” có nhiều mới mong thu về được thêm sản lượng, thêm thu nhập. So sánh giữa nghề "bóng ghẹ" thì bóng cụp có thu nhập cao hơn nhiều, vì vậy trong làng, ngư dân chuyển sang nghề bóng cụp khá đông…”.
Anh Tâm cho biết: “Nhà tôi có khoảng gần 500 “bóng” đặt ở hai nơi gồm đảo Sơn Dương và bãi chắn sóng thuộc khu vực âu thuyền Ba Đồng (xã Kỳ Lợi). Nhiều gia đình làm nghề này lâu năm có cả gần nghìn chiếc “bóng”. “Bóng” có nhiều mới mong thu về được thêm sản lượng, thêm thu nhập. So sánh giữa nghề bóng ghẹ thì bóng cụp có thu nhập cao hơn nhiều, vì vậy trong làng, ngư dân chuyển sang nghề bóng cụp khá đông…”.
Đúng như dự đoán của anh Tâm, hôm nay thời tiết này không ăn thua. Riêng với nghề bóng cụp, biển càng động thì cua đá mới ra ăn mồi nhiều, hễ trời đẹp, sóng êm thì khả năng “gom lưới nặng” sẽ càng thấp.
Đúng như dự đoán của anh Tâm, hôm nay thời tiết này không ăn thua. Riêng với nghề bóng cụp, biển càng động thì cua đá mới ra ăn mồi nhiều, hễ trời đẹp, sóng êm thì khả năng “gom lưới nặng” sẽ càng thấp.
Hàng dài “bóng” kéo lên đều rỗng, mồi cũ còn nguyên, thi thoảng đôi “bóng” mới xuất hiện vài chú cụp, con cá mú và ốc nằm chung trong “bóng”.
Hàng dài “bóng” kéo lên đều rỗng, mồi cũ còn nguyên, thi thoảng đôi “bóng” mới xuất hiện vài chú cụp, con cá mú và ốc nằm chung trong “bóng”.
“Chuyến này chắc chưa đủ tiền dầu máy chạy ra đây, nhưng chúng tôi quen rồi, ”lộc biển“ mà, lúc nhiều lúc ít là chuyện thường tình. Có những chuyến đi biển thì thu về cả vài triệu đồng...” - anh Tâm cười hiền nói.
“Chuyến này chắc chưa đủ tiền dầu máy chạy ra đây, nhưng chúng tôi quen rồi, ”lộc biển“ mà, lúc nhiều lúc ít là chuyện thường tình. Có những chuyến đi biển thì thu về cả vài triệu đồng...” - anh Tâm cười hiền nói.
Anh Cường tranh thủ lấy dụng cụ vá lưới để gia cố lại các “bóng” bị rách, hỏng trước khi thả về lại vị trí dưới bãi đá chắn sóng.
Anh Cường tranh thủ lấy dụng cụ vá lưới để gia cố lại các “bóng” bị rách, hỏng trước khi thả về lại vị trí dưới bãi đá chắn sóng.
Bước cuối cùng, Tú cùng chú Tâm thả từng chiếc “bóng” nêm chặt mồi câu xuống bãi đá để đúng khung giờ này sáng mai quay lại kéo lên. Tú vung tay ném từng chiếc bóng ra xa, gần sát vào kè đá với hi vọng “mẻ lưới” ngày mai sẽ trĩu nặng những chú cua đá.
Bước cuối cùng, Tú cùng chú Tâm thả từng chiếc “bóng” nêm chặt mồi câu xuống bãi đá để đúng khung giờ này sáng mai quay lại kéo lên. Tú vung tay ném từng chiếc bóng ra xa, gần sát vào kè đá với hi vọng “mẻ lưới” ngày mai sẽ trĩu nặng những chú cua đá.
Xa xa, các đội thuyền khác cũng nối nhau ra khơi. Đều người trong làng cả, nên nhìn thấy thuyền là biết chủ nhân, họ cười vẫy tay chào nhau rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Xa xa, các đội thuyền khác cũng nối nhau ra khơi. Đều người trong làng cả, nên nhìn thấy thuyền là biết chủ nhân, họ cười vẫy tay chào nhau rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Gần 2 tiếng lênh đênh trên biển, không khí nói chuyện dần cởi mở hơn, Phúc cười nhiều, cậu mạnh dạn kể cho chúng tôi nghe về mơ ước với nghề vượt trùng dương, Phúc nói: “Sau này em mơ ước có được con thuyền lớn hàng trăm CV để vươn khơi đánh bắt ở các vùng biển lớn như Trường Sa, Đà Nẵng.... Trên tàu sẽ có những máy móc hiện đại nhất giống trong bộ phim mà em vừa xem hôm qua...”.
Gần 2 tiếng lênh đênh trên biển, không khí nói chuyện dần cởi mở hơn, Phúc cười nhiều, cậu mạnh dạn kể cho chúng tôi nghe về mơ ước với nghề vượt trùng dương, Phúc nói: “Sau này em mơ ước có được con thuyền lớn hàng trăm CV để vươn khơi đánh bắt ở các vùng biển lớn như Trường Sa, Đà Nẵng.... Trên tàu sẽ có những máy móc hiện đại nhất giống trong bộ phim mà em vừa xem hôm qua...”.
Tú nghe Phúc kể cũng cười lớn, bảo Phúc hay mơ mộng lắm, xem có sắm được cái thuyền như chú Tâm không đã. Chàng ngư dân trẻ Hoàng Anh Tú lại bộc bạch nỗi niềm khác, vì gia đình đông anh em, cuộc sống cũng khá vất vả nên Tú quyết định học xong cấp 3 thì đi biển cùng chú kiếm tiền phụ gia đình. Nhưng cậu bé này vẫn mong muốn kiếm được chút tiền, quay lại với việc học trở thành một thầy giáo.
Tú nghe Phúc kể cũng cười lớn, bảo Phúc hay mơ mộng lắm, xem có sắm được cái thuyền như chú Tâm không đã. Chàng ngư dân trẻ Hoàng Anh Tú lại bộc bạch nỗi niềm khác, vì gia đình đông anh em, cuộc sống cũng khá vất vả nên Tú quyết định học xong cấp 3 thì đi biển cùng chú kiếm tiền phụ gia đình. Nhưng cậu bé này vẫn mong muốn kiếm được chút tiền, quay lại với việc học trở thành một thầy giáo.
Sau hơn 3 tiếng ra khơi, đội thuyền của chúng tôi quay về bờ. Trên bờ, đã nghe rộn ràng tiếng cười nói của các mẹ, các chị ra đón thuyền cá về sớm. Xa xa, có những đội thuyền 5-6 người cõng trên vai lỉnh kỉnh đồ nghề, ngư lưới cụ để chuẩn bị cho việc vươn khơi.
Sau hơn 3 tiếng ra khơi, đội thuyền của chúng tôi quay về bờ. Trên bờ, đã nghe rộn ràng tiếng cười nói của các mẹ, các chị ra đón thuyền cá về sớm. Xa xa, có những đội thuyền 5-6 người cõng trên vai lỉnh kỉnh đồ nghề, ngư lưới cụ để chuẩn bị cho việc vươn khơi.
Chiến lợi phẩm mang về của chuyến biển sáng nay khá ít ỏi. Như thường lệ, Phúc chịu trách nhiệm dọn dẹp đồ trên thuyền xuống trước khi mấy chú cháu trở về nhà.
Chiến lợi phẩm mang về của chuyến biển sáng nay khá ít ỏi. Như thường lệ, Phúc chịu trách nhiệm dọn dẹp đồ trên thuyền xuống trước khi mấy chú cháu trở về nhà.
Tất cả lại cho lên chiếc xe kéo để mang về nhà anh Tâm. Số chiến lợi phẩm thu hoạch của 4 người sau gần 3 tiếng lênh đênh trên biển trong chuyến đi này khá ít ỏi.
Tất cả lại cho lên chiếc xe kéo để mang về nhà anh Tâm. Số chiến lợi phẩm thu hoạch của 4 người sau gần 3 tiếng lênh đênh trên biển trong chuyến đi này khá ít ỏi.
Cụp (cua đá) là một loài cua sống ở ven biển, vỏ màu tím sậm, mình rắn chắc, càng cái ngắn và to, con nặng trung bình từ 100 - 200 gram. Loài cua này thường đi ăn vào ban đêm, ngày trú ẩn trong các hang đá dọc theo các bờ biển. Bộ phận ngon nhất là càng cái, thịt vừa săn chắc và ngọt, chứa rất nhiều đạm.
Cụp (cua đá) là một loài cua sống ở ven biển, vỏ màu tím sậm, mình rắn chắc, càng cái ngắn và to, con nặng trung bình từ 100 - 200 gram. Loài cua này thường đi ăn vào ban đêm, ngày trú ẩn trong các hang đá dọc theo các bờ biển. Bộ phận ngon nhất là càng cái, thịt vừa săn chắc và ngọt, chứa rất nhiều đạm.
Mấy chú cháu cùng nhau xúm lại phân loại số cụp bắt được, tách riêng lấy phần càng để bán. Còn phần thân nếu nhiều sẽ mang ra chợ bán. Riêng như chuyến biển hôm nay, do sản phẩm ít nên anh Tâm để lại cho gia đình mình chế biến.
Mấy chú cháu cùng nhau xúm lại phân loại số cụp bắt được, tách riêng lấy phần càng để bán. Còn phần thân nếu nhiều sẽ mang ra chợ bán. Riêng như chuyến biển hôm nay, do sản phẩm ít nên anh Tâm để lại cho gia đình mình chế biến.
Theo như lời anh Cường, con cụp giá trị ở những cái càng, càng được thu mua với giá 170.000 đồng/kg, càng cụp bé hơn thì bán với 50.000 đồng/kg.
Theo như lời anh Cường, con cụp giá trị ở những cái càng, càng được thu mua với giá 170.000 đồng/kg, càng cụp bé hơn thì bán với 50.000 đồng/kg.
Thương lái đợi sẵn ở nhà anh Tâm để mua số càng cụp. Với hơn 2 kg càng, chuyến đi biển sáng nay của 4 người chỉ thu được khoảng gần 400.000 đồng.
Thương lái đợi sẵn ở nhà anh Tâm để mua số càng cụp. Với hơn 2 kg càng, chuyến đi biển sáng nay của 4 người chỉ thu được khoảng gần 400.000 đồng.
Làng biển Kỳ Lợi có khoảng 30 hộ tham gia nghề “bóng cụp”. Nghề đi biển gần bờ này dẫu thu nhập bấp bênh nhưng cũng đủ phụ thêm phần trang trải cuộc sống. Nghề dẫu mệt nhọc, hiểm nguy, ấy vậy mà người dân làng biển Kỳ Lợi vẫn ngày ngày bám biển, lênh đênh trên đầu sóng, ngọn gió để mưu sinh, truyền nghề, nối nghiệp cho con cháu...
Làng biển Kỳ Lợi có khoảng 30 hộ tham gia nghề “bóng cụp”. Nghề đi biển gần bờ này dẫu thu nhập bấp bênh nhưng cũng đủ phụ thêm phần trang trải cuộc sống. Nghề dẫu mệt nhọc, hiểm nguy, ấy vậy mà người dân làng biển Kỳ Lợi vẫn ngày ngày bám biển, lênh đênh trên đầu sóng, ngọn gió để mưu sinh, truyền nghề, nối nghiệp cho con cháu...