Xây dựng Đảng

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Tự hào là người dân tộc thiểu số được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Nguyễn Văn Thân (SN 1962) - Trưởng thôn Công Thương, xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) luôn tận tâm, tận lực, cống hiến không ngưng nghỉ để xây dựng thôn biên cương ngày càng khởi sắc, ấm no, đoàn kết...

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Chủ nhật là ngày dọn vệ sinh định kỳ ở thôn Công Thương nên mới 6h sáng mà ông Nguyễn Văn Thân đã mặc quần áo bảo hộ, đầu đội mũ cứng, chân đeo ủng, tay phải cầm máy cắt cỏ, tay trái cầm dao gấp rút ra đường cùng bà con làm việc. Nghe tiếng ông Thân nhắc nhở trên loa là nhà nào nhà nấy cắt cử người ra quét đường, tỉa cây, cắt cỏ, phát quang bụi rậm, treo biển bảng, sửa đường cờ...

Trong khoảng không rộng 0,5 km2 của miền biên ải ngày cuối tuần luôn ngập tràn tiếng nói cười, sắc cờ hoa, điệu nhạc. Dưới sự chỉ đạo, quán xuyến của người trưởng thôn, các tuyến đường nhanh chóng được dọn dẹp sạch sẽ, hàng rào xanh được cắt tỉa gọn gàng, đường cờ được treo lại ngay ngắn, tuyến điện thắp sáng làng quê được kiểm tra an toàn...

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Hành trang mỗi ngày của người Trưởng thôn dân tộc Tày này là bộ đồ bảo hộ lao động, dụng cụ lao động và chiếc xe máy cà tàng. Ông rong ruổi khắp xóm làng để vận động, nhắc nhở và cùng nhân dân tham gia xây dựng NTM.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Ông Nguyễn Thế Hùng - Bí thư Chi bộ thôn Công Thương khẳng định: “Từ trước đến nay, việc xây dựng NTM, rồi xây dựng khu dân cư kiểu mẫu ở thôn phụ thuộc hoàn toàn vào sức dân. Nhưng để dân nghe, dân tin, rồi đồng lòng ủng hộ phải có một cán bộ mẫu mực, trách nhiệm, tâm huyết như đồng chí Thân. Ở đây, dù là cấp ủy, cán bộ, đảng viên hay Nhân dân, bất kể là người Kinh hay đồng bào thiểu số đều tin tưởng, mến phục và nghe theo đồng chí trưởng thôn để cùng hướng tới những mục tiêu chung là xây dựng thôn biên giới ngày càng văn minh, giàu đẹp, bình yên”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Trong thôn, dù là công to hay việc nhỏ, chuyện buồn hay vui, hiếu hay hỉ... Trưởng thôn Thân đều có mặt để động viên, chia sẻ.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Sinh ra và lớn lên ở miền biên viễn Hương Sơn, ông Thân là thế hệ người Tày thứ 2 sinh sống ở đây. Ông có gốc tích ở tỉnh Cao Bằng. Là người dân tộc thiểu số, ông Thân có ý thức phấn đấu từ rất sớm, từng có 10 năm làm Đội phó đội sản xuất của HTX Nông nghiệp Đại Thành (1984-1993). Tiếp đó, ông có 10 năm tham gia các hoạt động đoàn thể ở thôn xóm và được kết nạp Đảng năm 2010. Năm 2013, ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn và đến nay vẫn miệt mài thực hiện sứ mệnh “vác tù và hàng tổng”. Dù ở đâu, làm công việc gì, ông đều hết lòng phục vụ bà con, giúp đỡ đồng bào vô điều kiện.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Ông Thân chia sẻ: “Là người dân tộc thiểu số nên tôi rất vinh dự và tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Do đó, khi được tổ chức tin tưởng giao nhiệm vụ, bà con phó thác công việc xóm làng, tôi đã không chút nề hà, luôn tận tâm, tận lực để hoàn thành tốt nhất có thể. Tôi sẵn sàng đến từng nhà, gặp từng người, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng phần việc để thực hiện dễ hơn, qua đó xây dựng Công Thương trở thành một trong những thôn biên giới đầu tiên trong toàn quốc đạt chuẩn NTM vào năm 2014. Gần 10 năm qua, tôi luôn kiên trì vận động bà con tự nguyện đóng góp khoảng 200 triệu đồng/năm (con em xa quê hỗ trợ 30%), tham gia khoảng 250 ngày công/tháng, hiến 1.500 m2 đất ở, hàng chục công trình kiên cố và hàng nghìn cây cối các loại... Nhờ vậy, bộ mặt vùng phên dậu ngày càng khang trang, năm 2020 đã đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, trở thành điểm tham quan, trao đổi kinh nghiệm cho nhiều đoàn công tác trong và ngoài huyện”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Nhờ trưởng thôn làm tốt công tác dân vận nên Công Thương là một trong những thôn đầu tiên bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công quốc lộ 8A.

Để thôn phát triển, bình yên, đoàn kết, Trưởng thôn Nguyễn Văn Thân còn là trung tâm, là hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng. Là cán bộ có uy tín của thôn, mấy chục năm nay, ông đã đích thân giải quyết hài hòa hàng trăm vụ việc lớn, nhỏ phát sinh trên địa bàn. Từ chuyện vợ chồng, cha con bất hòa, chị em “từ mặt” nhau đến láng giềng mâu thuẫn, nhà nọ xung đột với nhà kia..., ông đều kiên trì vào cuộc can ngăn, khuyên giải thiệt hơn, xử lý hợp tình, đúng lý. Vì tin tưởng, quý mến ông nên mọi người đều nghe theo, lấy “chín bỏ làm mười” để xóm làng bình yên, gia đình êm ấm.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Con đường này đang được ông Thân cùng bà con xóm làng mở rộng, hỗ trợ để cứng hóa.

Hiện nay, ngoài chức trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Thân còn được bầu làm Phó Trưởng ban Liên lạc đồng bào dân tộc thiểu số xã Sơn Kim 1. Trên cương vị này, nhiều năm qua, ông đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng tình đoàn kết nội bộ, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Ông được xem là “sợi dây” thắt chặt mối thân tình giữa 120 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Tày 4, Thái 6, Mán 67, Mường 39, Thổ 3, Khơ Mú 1 hộ) với người dân tộc Kinh bản địa. Ông cũng là người có công lớn trong việc giải quyết hài hòa, bình đẳng các mối quan hệ giữa các hộ đồng bào dân tộc thiểu số với nhau.

Chị Vi Thu Hồng (người dân tộc Mán) chia sẻ: “Bác Thân là một trong những người có uy tín cao nhất trong cộng đồng và luôn được mọi người tôn trọng. Bác ấy luôn quan tâm, chăm lo cho tất cả mọi người, nhất là những hộ đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, đau yếu... Bác ấy đã cùng ban liên lạc tổ chức gây quỹ để bà con khó khăn vay mượn phát triển chăn nuôi, sản xuất. Bác cũng khuyến khích chúng tôi tự tin hòa nhập, tu chí làm ăn, chăm lo buôn bán, luôn nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, sống có nghĩa tình...”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Những câu chuyện kể, những bài học hằng ngày mà ông dạy cho con cháu là nguồn cội của bản thân, là tinh thần “tương thân tương ái”, luôn đề cao tình đoàn kết.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát và cuộc sống ấm cúng, bình yên nơi biên viễn.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Thôn Công Thương là một trong những khu dân cư trọng yếu, nằm trên tuyến biên giới Việt - Lào. Đây được xem là một trong những địa bàn nhạy cảm về ANTT, các loại tội phạm xuyên quốc gia thường xuyên hoạt động, nhất là buôn bán, vận chuyển ma túy, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu hàng hóa... Đây cũng là một trong những vị trí bọn phản động và các thế lực thù địch ngoại biên thường xuyên nhòm ngó để kích động, lôi kéo, đưa các tài liệu xấu, độc thâm nhập nội địa để tuyên truyền chống phá. Vì vậy, vai trò của những người có chức sắc, uy tín trong cộng đồng như ông Nguyễn Văn Thân là rất quan trọng.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Mới đây, từ thông tin bà con thôn Công Thương cung cấp, BĐBP đã “chặt đứt” một đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Cách đây chưa lâu, nhờ tinh thần cảnh giác cao nên một số bà con ở thôn Công Thương đã phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu bất thường và đã báo cho trưởng thôn. Sau khi xem xét, nhận định tình hình, ông Thân đã kịp thời cung cấp thông tin ngay cho Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, qua đó chặn đứng đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép, bắt giữ 5 đối tượng. Cũng từ vụ việc này, người dân vùng biên đã tập trung đề cao cảnh giác, chung tay cùng lực lượng bảo vệ biên giới ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Trong đợt cao điểm từ tháng 3-5 vừa qua, với sự giúp đỡ của bà con, lực lượng chức năng đã phối hợp phá 3 chuyên án, bắt giữ 11 đối tượng vượt biên.

Trong hàng chục năm làm công tác xã hội ở thôn, mỗi năm, ông Thân đã trực tiếp phát hiện, tiếp nhận từ quần chúng nhân dân và cung cấp cho các lực lượng chức năng từ 30-50 thông tin giá trị có liên quan đến các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo ANTT, bảo vệ rừng… Những thông tin được cung cấp đã giúp lực lượng chức năng, nhất là Bộ đội Biên phòng đấu tranh thành công nhiều chuyên án, vụ án lớn về ma túy, khai thác và vận chuyển lâm sản, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại... Qua đó, góp phần tạo “lá chắn mềm” để bảo vệ biên giới, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Ông Thân là “tai thính, mắt tinh”, là “cánh tay nối dài” của BĐBP, giúp các lực lượng chức năng bảo vệ biên giới, giữ gìn trị an thôn bản, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm của Nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Ông Thân chia sẻ: “Tôi cũng đã cùng mọi người tham gia xây dựng cuộc sống bình yên vùng biên, bảo vệ vùng “phên dậu”, giữ gìn an ninh biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ bằng những việc làm cụ thể, ý nghĩa hằng ngày. Đặc biệt, tôi luôn vận động, nhắc nhở bà con nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác cao để chung tay bảo vệ biên giới, không tiếp tay cho các loại tội phạm, không đưa người vượt biên, khi phát hiện bất thường thì báo ngay cho lực lượng chức năng. Với ý thức, trách nhiệm đó nên tôi đã có 25 lần được các cấp, ngành tuyên dương, trong đó, vinh dự nhất là được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 mời gặp mặt già làng, trưởng bản tiêu biểu năm 2015, được ra Hà Nội gặp Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội và nhận bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc năm 2018”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 1): Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

Ngoài việc liên tục được xếp loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông Thân còn nhiều lần được xã, huyện, tỉnh, BĐBP Hà Tĩnh, Quân khu 4 tuyên dương, khen thưởng.

Trung tá Phan Văn Thông - Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đánh giá: “Để bảo vệ biên giới cũng như giữ vững sự bình yên trên địa bàn dân cư vùng “phên dậu”, những thông tin, sự góp sức của đồng chí Nguyễn Văn Thân và bà con là hết sức đáng quý. Với uy tín, trách nhiệm, tình cảm của mình, đồng chí Thân đã trở thành “tai, mắt”, là “cánh tay nối dài” của chúng tôi với nhiều đóng góp tích cực, cụ thể để góp phần bảo vệ biên giới cũng như xây dựng “thế trận quốc phòng toàn dân” và “nền biên phòng toàn dân” trên địa bàn trọng yếu ngày càng vững chắc”.

Thiết kế & Kỹ Thuật: Xuân Khoa

(Còn nữa)

>> Bài 2: Niềm tự hào của đồng bào Mường ở bản Lòi Sim

>> Bài 3: Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

>> Bài cuối: Tháo gỡ khó khăn, tập trung phát triển đảng viên, nhân rộng điển hình tiên tiến

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.