“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Bước ra từ rừng già tăm tối, bà Hồ Nam là đảng viên người Chứt đầu tiên ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê). Dưới sự dìu dắt của mẹ, các con của bà cũng lần lượt trở thành những “hạt giống đỏ”, bước trước, đi đầu để mang ánh sáng của Đảng rọi soi nơi chân núi Giăng Màn...

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre
“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Bà Hồ Nam (SN 1965) là người dân tộc Chứt (hay người Rục, người Sách, người Mã Liềng...) sinh ra và lớn lên trong hang cùng, núi thẳm. Vốn là người con của rừng già, bà Nam đã có 1/4 thế kỷ cùng bộ tộc của mình sinh sống hoang dã, ở hang đá, ngủ ngồi, thường xuyên phải đối mặt với đói rét, hiểm nguy... nơi rừng thiêng, nước độc. Thế nhưng, khi về với xã hội văn minh, người phụ nữ đó đã trở thành “chim đầu đàn”, là thủ lĩnh tinh thần của bộ tộc này trong hành trình vươn lên dưới ánh sáng của Đảng.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Từng có 1/4 thế kỷ sống nguyên thủy trong rừng già, nhưng khi về với xã hội văn minh, bà Hồ Nam đã sớm có lòng theo Đảng.

Bà Hồ Nam chia sẻ: “Năm 1991, chúng tôi được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đưa ra khỏi rừng già, thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy, cho mang họ của Bác Hồ. Về với xã hội văn minh, chúng tôi đã có cuộc sống ổn định, có ruộng nương làm, mỗi ngày đều được ăn no, con cháu được học chữ, được chăm sóc sức khỏe, được tiếp nhận nhiều cái tiến bộ. Người Chứt đã được Đảng, Nhà nước ưu tiên chăm lo mọi thứ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc về với Giàng nên không còn khổ như trước đây nữa. Tiếp nhận điều đó, bản thân tôi sớm hiểu rằng, mình phải gương mẫu đi đầu để đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp và BĐBP, đưa dân bản tiến bộ nhanh hơn”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Bà Hồ Nam cùng các con tin theo Đảng, nghe lời Bộ đội Biên phòng, có ý thức học hỏi những điều hay, lẽ phải để về hướng dẫn, chia sẻ, giúp đỡ dân bản được nhiều hơn.

Bà Nam nhớ lại: “Do có nhiều cố gắng, ý thức tốt, dân bản kỳ vọng nên tôi đã trở thành những đảng viên đầu tiên của bản Rào Tre. Tôi vẫn nhớ rất rõ cảm giác vui sướng của mình khi được đứng tuyên thệ dưới cờ Đảng vào năm 2003. Cũng từ giây phút thiêng liêng đó, tôi đã luôn nỗ lực, cống hiến, hăng say và trách nhiệm hơn với cộng đồng. Điều đó vừa có ích cho bản thân, vừa đóng góp một phần nhỏ công sức cho bản nghèo”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Trung tá Dương Thanh Tịnh - nguyên Tổ trưởng Tổ công tác Rào tre (Đồn Biên phòng Bản Giàng) nhận xét: “17 năm gắn bó với bản, tôi thấy bà Hồ Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể, biết lắng nghe và làm theo các chỉ dẫn của BĐBP, xung kích đi đầu trong mọi hoạt động. Bà cũng luôn nhắc nhở dân bản phải tin tưởng, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng thích nghi với cuộc sống mới, chăm chỉ làm ăn, không bỏ trốn vào rừng, hạn chế săn bắn muông thú, giảm uống rượu, từng bước đoạn tuyệt các hủ tục lạc hậu...”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Đến nay, người đảng viên dân tộc Chứt ấy đã theo Đảng tròn 20 năm với bao công lao, cống hiến. Bà đã từng được tín nhiệm bầu làm Chi hội phó, rồi Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Chứt (2003-2009), Trưởng bản (năm 2010-2014), Bí thư Chi bộ (2014-2020). Bà cũng là đại biểu HĐND xã Hương Liên (2 nhiệm kỳ, từ năm 2005-2015), đại biểu HĐND huyện Hương Khê (nhiệm kỳ 2010-2015). Nay không còn tham gia việc xã hội nhưng bà vẫn luôn gương mẫu trong mọi phong trào, đóng góp nhiều ý kiến hay cho chi bộ và luôn khao khát làm sao để bản Chứt được giàu đẹp, văn minh...

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Nhờ gương mẫu trong làm ăn, ngày ngày chăm lo lao động sản xuất nên cuộc sống của gia đình nữ đảng viên đầu tiên ở Rào Tre đang thuộc diện khấm khá.

Bà Hồ Nam phấn khởi khoe: “Gia đình tôi luôn làm 3 sào lúa, mỗi năm thu hoạch khoảng 1 tấn thóc, nuôi 3-4 con trâu bò, hàng chục con gà... Nếp sinh hoạt trong gia đình ngày càng sạch sẽ, không có người nghiện rượu, tập tục lạc hậu dần được loại bỏ. Chúng tôi có 4 đứa, trong đó có 2 đứa học THPT, 1 đứa từng được cố nhạc sĩ An Thuyên đưa ra đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật quân đội ngoài Hà Nội...”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Gia đình bà Nam luôn gương mẫu trong thực hiện nếp sống sạch sẽ, sinh hoạt văn minh và dần đoạn tuyệt với các tập tục lạc hậu.

Tin vào Đảng, nghe BĐBP, bà Hồ Nam đã góp phần kèm cặp, bồi dưỡng cho đồng bào Chứt thêm 8 đảng viên trong chi bộ. Đặc biệt, bà đã “ươm mầm” các “hạt giống đỏ” ngay trong chính gia đình mình. Hiện bà có 2 con gái được đứng trong hàng ngũ của Đảng và các con trai, con rể khác cũng đang chuẩn bị có được niềm vinh dự đó. Cả đại gia đình người dân tộc Chứt này đang nguyện tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, tin tưởng và cống hiến hết mình dưới cờ Đảng quang vinh.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Hồ Thị Duyên (SN 1995) là 1 trong 9 đảng viên người dân tộc Chứt của Chi bộ bản Rào Tre hiện nay (toàn chi bộ có 10 đảng viên). Do được “ươm mầm” từ người mẹ đảng viên tiên phong và mẫu mực nên Duyên đã sớm có ý thức học hành, rèn luyện, đam mê công việc xã hội. Lúc còn ngồi trên ghế Trường Dân tộc nội trú Hương Khê, Duyên đã tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa và thường xuyên đạt học sinh tiên tiến. Rời ghế nhà trường, trở về chân núi Giăng Màn, Duyên tham gia làm Bí thư Chi đoàn, rồi Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ (từ 2011-2015), luôn hăng say cống hiến, “bước trước, đi đầu” trong mọi việc, từng được vinh danh là một trong 10 thanh niên tiêu biểu của huyện Hương Khê (năm 2013) và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng năm 2016.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Được “ươm mầm” từ người mẹ đảng viên đầy tiên phong và mẫu mực nên Duyên đã sớm có ý thức học hành, rèn luyện, đam mê công việc xã hội.

Ông Nguyễn Văn Mận - Bí thư Chi bộ bản Rào Tre đánh giá: “Đồng chí Duyên luôn gương mẫu, xung kích và mong ước cho gia đình, bản làng được “sáng đầu, no bụng, mặc đẹp, sống văn minh”. Duyên đã từng đi động viên các em nhỏ đến trường rồi trực tiếp dạy chữ, dạy hát; tập hợp thanh niên bản xuống ruộng cấy lúa, nạo vét kênh mương nội đồng, chỉnh trang vườn hộ, di dời nhà cửa, hiến máu nhân đạo... Đảng viên trẻ này cũng luôn tiên phong trong việc hòa nhập với thế giới bên ngoài, xung kích đi làm ăn xa để tích lũy kinh tế và đưa những điều tiến bộ về bản”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Cuộc hôn nhân của nữ đảng viên trẻ Hồ Thị Duyên vào năm 2005 được xem là đám cưới “lịch sử” vì đây là lần đầu tiên bản Rào Tre có con em lấy người Kinh.

Là một trong những thanh niên tiến bộ nhất trong bản nên Hồ Thị Duyên đã lựa chọn cho mình một cuộc hôn nhân “lịch sử”. Duyên chia sẻ: “Em xây dựng gia đình tháng 9/2015 (tròn 20 tuổi). Em là trường hợp đầu tiên giữa người Chứt ở Rào Tre với người Kinh lấy nhau và là cuộc hôn nhân ngoại tộc thứ 2 ở bản. Ngày đó, em quyết tâm đi ngược với tập tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết của đồng bào mình để tìm kiếm hạnh phúc, sinh con cái khỏe mạnh, làm gương cho trai bản noi theo”.

Ngày 8/9/2021, gia đình bà Hồ Nam tiếp tục đón nhận tin vui khi con gái út Hồ Thị Khuyên (SN 2000) được vinh dự kết nạp Đảng. Sinh ra và lớn lên trong gia đình được xem là tiến bộ nhất bản, lại may mắn vì từng được thoát ly một thời gian khi nhận học bổng Vừ A Dính (được học tập tại Trường THCS, THPT Duy Tân ở quận 10, TP Hồ Chí Minh) nên Khuyên được kỳ vọng là “hạt giống đỏ” của bản Rào Tre, là người sẽ viết tiếp những ước mơ, hoài bão của mẹ, của chị và đồng bào mình.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Anh Hồ Đình Long (người đứng giữa, chồng của chị Hồ Thị Khuyên) cũng đang tích cực phấn đấu, rèn luyện, cống hiến để được kết nạp Đảng khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thiếu tá Hoàng Khắc Chinh - Chính trị viên Đồn Biên phòng Phú Gia (Hương Khê) thông báo tin vui: “Hiện nay, chồng của Hồ Thị Khuyên là anh Hồ Đình Long (cũng là người dân tộc Chứt) đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại đơn vị. Binh nhì Long được đánh giá là quần chúng ưu tú, có ý thức phấn đấu tốt, rèn luyện chăm, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ... Vì vậy, đơn vị đang chăm lo, bồi dưỡng, uốn nắn, định hướng để kết nạp Đảng trước khi đồng chí Long xuất ngũ”.

Hồ Thị Khuyên chia sẻ: “Khoảng một năm nữa chồng xuất ngũ, lúc đó chúng em mới bàn tính chuyện làm nhà cửa, lập nghiệp, nhưng vợ chồng đang có ý định sẽ ở lại bản để được sống trong hơi ấm của đồng bào, được BĐBP che chở và được chứng kiến bản làng mình đổi thay từng ngày. Em sẽ cố gắng tham gia các hoạt động chung của cộng đồng và động viên chồng vào Đảng để được góp một phần công sức nhỏ trong công cuộc xây dựng bản làng tiến bộ, đưa cuộc sống ấm no về với đồng bào”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Anh Hồ Xuân Nam (con đầu của bà Hồ Nam) được bầu giữ chức Trưởng ban Công tác mặt trận bản Rào Tre luôn tâm huyết, tận tụy, hết lòng với công việc, gương mẫu trong các phong trào của địa phương.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Ngoài 2 người con gái là đảng viên, con rể đang trong giai đoạn thử thách, bà Hồ Nam cũng đang rất mong muốn và luôn động viên 2 người con trai của mình phấn đấu vào Đảng. Bà Nam chia sẻ thêm: “Hồ Xuân Nam là con đầu của tôi, hiện đang là công an viên của bản, kinh tế gia đình thuộc diện khá, sống có ý thức và trách nhiệm... nên chi bộ đã đưa vào diện kết nạp Đảng trong năm nay. Còn con trai thứ 2 là Hồ Xuân Kham cũng đang khắc phục khó khăn, từng bước cố gắng để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

Anh Hồ Xuân Kham chia sẻ: “Noi gương mẹ, tôi đang phấn đấu để sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hiện tôi đang chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tích cực giữ gìn trật tự trị an thôn bản, quan tâm nuôi dạy con cái và tham gia các hoạt động cộng đồng. Nếu được chi bộ tổ chức kết nạp trong năm nay thì tôi rất phấn khởi, tự hào và hứa sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho dân bản”.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Nhờ sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, BĐBP đồng hành, các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ và những đóng góp của những người đảng viên “bước trước, đi đầu” như các thành viên trong gia đình bà Nam nên bức tranh Rào Tre đang ngày càng tươi đẹp, khang trang, no ấm.

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

“Đội quân tiên phong” trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện “chi bộ gia đình” dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Ông Trần Phúc Anh - Bí thư Đảng ủy xã Hương Liên nhận xét: “Gia đình đảng viên Hồ Nam là tiêu biểu, tiến bộ, đáng biểu dương nhất ở bản Rào Tre. Dưới sự chỉ đạo, dìu dắt của cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐBP Hà Tĩnh và ý thức phấn đấu của mỗi người, các đảng viên trong “chi bộ gia đình” này có nhiều đóng góp tích cực để hôm nay Rào Tre “cờ hồng vui reo sáng bản”. Những người tiên phong này cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng Đảng trong dân, là cầu nối để dân bản tìm đến Đảng và tiếp tục ươm thêm nhiều “hạt giống đỏ” cho nơi đặc biệt khó khăn này”.

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: XUÂN KHOA

(Còn nữa)

>> Bài 1: Người đảng viên dân tộc Tày 30 năm cống hiến nơi biên viễn

>> Bài 2: Niềm tự hào của đồng bào Mường ở bản Lòi Sim

>> Bài cuối: Tháo gỡ khó khăn, tập trung phát triển đảng viên, nhân rộng điển hình tiên tiến

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast