Chính trị

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò hết sức to lớn, là “xương sống”, “trụ đỡ” của nền kinh tế như nhiều người từng ví von. Để làm tròn sứ mệnh to lớn và vẻ vang đó, đội ngũ doanh nhân đã phải trui rèn bản lĩnh, nhanh nhạy với thời cuộc và dám “vượt qua bão tố” để thành công.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”
Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

18 năm trước, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13/10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Đây cũng chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam (13/10/1945).

Nhớ về bối cảnh sau Cách mạng tháng Tám, mùa thu năm 1945, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn: Chính phủ cách mạng lâm thời mới thành lập, kinh tế kiệt quê; ngân quỹ Trung ương chỉ vẻn vẹn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đó, 580.000 đồng rách nát chờ tiêu hủy; nợ các khoản lên đến 564 triệu đồng. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập “Quỹ Độc lập” và “Tuần lễ Vàng” nhằm thu nhận hiện vật mà Nhân dân quyên góp cho Chính phủ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, các doanh nhân, nhà tư sản dân tộc đã đóng góp vào “Quỹ Độc lập” và “Tuần lễ Vàng” trên 20 triệu đồng Đông Dương, khoảng 370 kg vàng, bảo đảm hoạt động cho chính quyền cách mạng những ngày non trẻ. Tiêu biểu là doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với giới công thương năm 1946. Ảnh Tư liệu

Ngày 13/10/1945, Bác Hồ viết thư gửi giới công thương Việt Nam. Người động viên khích lệ, đặt niềm tin và khẳng định vai trò, sứ mệnh của doanh nhân. Bác viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Người cũng khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và toàn dân với giới công thương: “Chính phủ, Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong cuộc kiến thiết này…” (*)

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Tĩnh nhân ngày 13/10. Ảnh Thiên Vỹ

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Phần lớn nguồn Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học” do các doanh nghiệp ủng hộ. Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải tặng hoa cho các tổ chức, cá nhân tại chương trình “Chắp cánh ước mơ năm 2022”. Ảnh Ngọc Loan

Kế thừa tư tưởng của Bác, hàng chục năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển doanh nghiệp (DN) và đội ngũ doanh nhân. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước với chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Những tư tưởng, quan điểm trên của Đảng cùng với các cơ chế, chính sách thông thoáng của Nhà nước đã trở thành “bà đỡ” cho DN sinh thành, phát triển.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

6 tỷ phú Việt Nam theo đánh giá của Tạp chí Forbes năm 2021 (ảnh: báo chinhphu.vn).

Xác định trách nhiệm với đất nước, quê hương, thực hiện lời dạy và niềm tin Bác Hồ đã trao gửi, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo của người Việt Nam, trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc cũng như trong thời kỳ hòa bình, đổi mới đất nước hiện nay, DN, doanh nhân Việt Nam bằng trí tuệ, bản lĩnh và quyết tâm đã luôn nỗ lực SXKD, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Các doanh nhân ngày càng nhận thức rõ sứ mệnh của mình, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tích cực đóng góp cho đất nước và xã hội. Nhiều doanh nhân mặc dù khởi nghiệp và thành công ở nước ngoài nhưng đã về đầu tư trong nước, làm thay đổi bộ mặt quê hương và đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước như: ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; Lê Viết Lam - Chủ tịch Tập đoàn Sungroup; Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc VietJet Air, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị HDBank…

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

“Thương trường như chiến trường”, làm doanh nhân là luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn, gian khổ, những biến động khó lường của thị trường, những bất lợi do ngoại cảnh tạo ra như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, suy thoái kinh tế toàn cầu… Nhận về mình sứ mệnh của những người tiên phong, khai mở tư duy làm ăn có nghĩa là sẵn sàng nhận thất bại, nhưng với bản lĩnh “dám làm dám chịu”, biết cách biến “nguy” thành “cơ”, dấn thân cho sự nghiệp, các doanh nhân đã không lùi bước.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Hình ảnh doanh nhân Phạm Nhật Vượng trên tạp chí Forbes. Ông cũng được tạp chí này bình chọn là “Anh hùng từ thiện châu Á” (theo Báo điện tử Dân trí 14/12/2021).

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Với bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, không ít doanh nhân đã vượt qua bão tố, sóng gió của thương trường để thành công. Nói về ý chí của mình, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, người có tên trong danh sách 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới do Fobes công bố năm 2022, người đã thành công từ hãng hàng không giá rẻ VietJet Air, từng chia sẻ: “Đừng cho phép chúng ta bàn lùi, đừng cho phép những suy nghĩ thiếu tích cực len lỏi vào tâm trí. Nó sẽ làm giảm nội lực của mình. Chúng ta cần tự tin là dân tộc chúng ta rất tuyệt vời, năng lực của mỗi người không giới hạn, nên hãy tin tưởng, hãy lạc quan hướng về một tương lai tươi sáng và hãy cùng nỗ lực để tương lai ấy đến gần hơn”.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại lễ ký kết hợp tác với đối tác nước ngoài. (Ảnh vnexpress.net)

Từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 có thể nói là quãng thời gian “bão tố” của DN khi đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu làm tê liệt các hoạt động KT-XH. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trình phải đóng cửa, các DN hàng không, du lịch, cơ sở giáo dục tư nhân, hoạt động thương mại - dịch vụ… điêu đứng vì không có khách, không có học sinh đến lớp, công nhân phải nghỉ việc, sống nhờ vào sự chu cấp của gia đình và hỗ trợ của cộng đồng hoặc chuyển nghề. Thiệt hại vô cùng to lớn.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Nhờ kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện 5K, trong “bão dịch”, Formosa Hà Tĩnh vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh tư liệu

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Vậy nhưng, “sóng cả không ngã tay chèo”, nhiều DN vẫn tìm cách thích ứng với dịch bệnh bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt “5K”, “một cung đường hai điểm đến”, công nhân ăn ở tại chỗ. Doanh nghiệp thương mại cung ứng hàng tại nhà cho khách, thực hiện thương mại điện tử… Các giáo viên tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh... Nhiều doanh nghiệp tích cực đóng góp vào Quỹ Vắc-xin phòng chống COVID-19 của Việt Nam và hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các địa phương vùng “tâm dịch”, hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Hãng hàng không Vietnam Airlines nhanh chóng nối lại đường bay quốc tế khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Ảnh: Tư liệu

Ngay sau khi có Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “Về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, các DN đã nhanh chóng chuyển trạng thái, khởi động sớm hoạt động SXKD. Việt Nam là một trong những nước mở lại đường bay và đón khách du lịch sớm nhất châu Á. Đến nay, sau chưa đầy 1 năm dịch được kiểm soát, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, được thế giới đánh giá cao. Điều đó cho thấy đội ngũ doanh nhân Việt Nam luôn biết cách “vượt bão” để phục hồi kinh tế đất nước.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Trong mỗi sự thành công của đội ngũ doanh nhân, bên cạnh trí tuệ và bản lĩnh cá nhân, không thể không nói đến vai trò “bà đỡ” của Chính phủ, sự song hành của các bộ, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể và sự trợ giúp rất lớn của gia đình. Các chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện về đất đai, thủ tục pháp lý, ân hạn, gia hạn thuế, cải cách thủ tục hành chính, tuyển dụng lao động… đã giúp DN “rộng cửa” để SXKD. Với các DN xuất khẩu, khi có vướng mắc về hàng hóa có nguy cơ thiệt hại tới DN, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành vào cuộc tháo gỡ khó khăn.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều DN, doanh nhân vẫn còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc trong hoạt động SXKD. Kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nhiều hàng hóa công nghệ cao chưa tự sản xuất được mà chủ yếu nhập khẩu. Nhiều cơ chế, chính sách còn bất cập, thiếu đồng bộ đang là lực cản đối với DN, doanh nhân.

Doanh nhân & bản lĩnh “vượt bão”

Với vị trí địa lý và hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi, cơ chế chính sách đồng bộ, Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang là điểm đến hấp dẫn, “bến đỗ” an toàn của các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

Thực tế trên đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ, các nghị quyết của Đảng về DN, doanh nhân, tích cực, quyết liệt cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tối đa cho DN phát triển. Bản thân các doanh nhân cũng cần tự đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, quản trị DN, đi đầu trong chuyển đổi số, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng để sản xuất hàng hóa phù hợp, tìm kiếm thị trường nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đóng nộp ngân sách cho Nhà nước. Đặc biệt, doanh nhân phải thượng tôn pháp luật, luôn thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, gắn sự nghiệp của mình với sự đi lên của đất nước, xã hội, hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 2.794 DN, 98 tổ chức kinh tế, 173 HTX và 12.951 hộ kinh doanh có phát sinh đóng nộp thuế. Năm 2021, Hà Tĩnh thu ngân sách nội địa đạt 9.316 tỷ đồng, đạt 180% kế hoạch năm Bộ Tài chính giao; đạt 133% kế hoạch năm HĐND tỉnh giao. Riêng 9 tháng năm 2022, Hà Tĩnh thu ngân sách nội địa đạt 6.595 tỷ đồng.

Trong số 2.794 DN có phát sinh đóng nộp thuế cho Hà Tĩnh thì 118 DN nhà nước, đóng nộp ngân sách nội địa hơn 1.100 tỷ đồng; 93 DN có vốn đầu tư nước ngoài, đóng nộp ngân sách nội địa hơn 1.300 tỷ đồng; hơn 2.000 DN ngoài quốc doanh, đóng nộp ngân sách nội địa hơn 700 tỷ đồng.

______

(*) Theo báo Thông Tấn xã Việt Nam.

Ảnh: PV, CTV

Trình bày: Thanh Hà

Chủ đề NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM

Chủ đề DOANH NHÂN HÀ TĨNH

Đọc thêm

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Chúc Tết Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn Quân khu 4 tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh trong công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội.
Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.