Xây dựng Đảng

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII
Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Năm 2019 đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.”

Trong 50 năm qua, thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Đảng luôn coi trọng bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. “Cán bộ là gốc của mọi việc,” “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.” Lời căn dặn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị sau 50 năm và đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh các địa phương đang ráo riết chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nhân dịp này, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã dành cho Báo Điện tử VietnamPlus cuộc phỏng vấn xung quanh vấn đề thực hiện Di chúc Bác Hồ trong công tác cán bộ, về những đổi mới trong công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược cho nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Ông Mai Văn Chính - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (Ảnh: TTXVN)

Thưa đồng chí, trong những năm qua, Đảng ta đã kế thừa và phát huy những quan điểm, nội dung trong tư tưởng Hồ Chủ tịch về công tác cán bộ như thế nào?

Đồng chí Mai Văn Chính: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.”

Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò lãnh đạo cách mạng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và rộng hơn là đối với toàn bộ sự nghiệp Đổi mới.

Vấn đề này đã được Đảng ta nhấn mạnh trong nhiều văn kiện. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi người đứng đầu cấp ủy ở một số nơi nhận thức còn giản đơn, chưa thật sự chăm lo, quan tâm sâu sắc, chưa đầu tư đúng tầm mức cho xây dựng đội ngũ cán bộ, thậm chí có cả biểu hiện “khoán trắng” cho cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ… thì tính thời sự của vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Thực tế cho thấy, trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị khác nhau là do đội ngũ cán bộ. Từ bài học xương máu về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cho thấy, nguyên nhân cơ bản là do sai lầm về đường lối và việc bố trí không đúng cán bộ, nhất là người đứng đầu.

Bởi vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy những quan điểm, nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, Đảng đặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là một trọng tâm rất quan trọng trong công tác cán bộ, là vấn đề hệ trọng của Đảng, quyết định đến thành bại của sự nghiệp cách mạng, sự tồn vong của chế độ.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Đảng ta luôn quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ; xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, trong đó, tiêu chuẩn là chính; giữa “xây” và “chống,” trong đó “xây” là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; giữa “đức” và “tài,” trong đó, đức là gốc; giữa tính phổ biến và đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới và ổn định, phát triển; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể.

Xây dựng đội ngũ cán bộ được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà nòng cốt là các cơ quan tham mưu của Đảng, nhất là cơ quan tổ chức, cán bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thận trọng, thường xuyên, có hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

- Như đồng chí vừa phân tích, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng ở mọi thời kỳ. Vậy, trong thời đại 4.0, đội ngũ cán bộ có đặc điểm gì giống và khác đối với đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cách đây 20 năm? Việc xây dựng đội ngũ cán bộ cần thay đổi như thế nào trong thời đại mới?

Đồng chí Mai Văn Chính: Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn. Đó là sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và biến đổi khí hậu toàn cầu… Hiện đang diễn ra sự chuyển giao giữa lớp cán bộ được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được Đảng, Nhà nước đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa với lớp cán bộ sinh ra, lớn lên trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, ở nhiều nước khác nhau.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém.” (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Từ Đại hội XIII tới sẽ là lớp cán bộ lớn lên trong hòa bình, trưởng thành trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có trình độ, ngoại ngữ, am hiểu về công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt. Riêng trong 5 năm, từ 2009 đến 2014, số người có trình độ đại học và trên đại học tăng gần 2 lần, từ 4,4% lên 7,3%. Tuy nhiên, không ít cán bộ trẻ lại thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán cán bộ.

Do đó, Đảng xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng, cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết không để lọt vào đội ngũ lãnh đạo, quản lý những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” quan liêu, tham nhũng.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp cần phải bám sát vào Nghị quyết của Đảng, trong đó có tiêu chí về độ tuổi.

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở Trung ương: từ 20-25% dưới 40 tuổi; từ 60-70% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương: từ 15-20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 30-40% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; từ 20-25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy, cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.

Đối với cán bộ cấp chiến lược: phải thực sự tiêu biểu về lập trường tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; trên 15% dưới 45 tuổi; từ 50-60% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế: hiểu biết rộng, sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy tính, có kỹ năng đối ngoại, am hiểu luật pháp quốc tế, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm… Đây là tinh hoa của đất nước, hội tụ cả “đức” và “tài,” dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; có khả năng lôi cuốn, tập hợp lực lượng, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị nhằm đạt mục tiêu chung…

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10, Khóa XII. (Ảnh: TTXVN)

- Xin đồng chí cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác cán bộ để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng?

Đồng chí Mai Văn Chính: Từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, nhiệm vụ về công tác cán bộ còn hết sức nặng nề, nhiều việc phải làm, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, rà soát kỹ càng, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch cấp ủy làm cơ sở cho xây dựng phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Rà soát kỹ càng, bổ sung đầy đủ thông tin, đánh giá chính xác, nắm chắc vấn đề chính trị của cán bộ; kết hợp hài hòa giữa chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ, bảo đảm cán bộ có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, đủ thời gian rèn luyện và thử thách qua thực tiễn gắn với việc thực hiện chủ trương bí thư cấp tỉnh, cấp huyên không là người địa phương; thực hiện việc bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ gắn với công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong năm 2019, Bộ Chính trị đã phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Điểm mới trong công tác quy hoạch lần này là việc triển khai sớm hơn so với những nhiệm kỳ trước nên có điều kiện sàng lọc kỹ lưỡng, bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn.

Lần này, việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nhiệm kỳ 2021-2026 chỉ quy hoạch cho một nhiệm kỳ duy nhất. Cách làm như vậy sẽ bảo đảm tập trung hơn trong lựa chọn cán bộ tài năng, đức độ, tránh dàn trải, đông về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng. Sau quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương sẽ triển khai công tác quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là một bước chuẩn bị quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa tới.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Hai là, xây dựng hoàn thiện các văn kiện liên quan đến công tác nhân sự đại hội, nhất là phương hướng nhân sự đại hội sát với tình hình thực tế. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông, thống nhất giữa các quy định của Đảng và Nhà nước; ban hành hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 35 CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nghiên cứu việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng (nếu có).

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Ông Mai Văn Chính khẳng định, hiện đang diễn ra sự chuyển giao giữa lớp cán bộ được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được Đảng, Nhà nước đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa với lớp cán bộ sinh ra, lớn lên trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, ở nhiều nước khác nhau. (Ảnh: TTXVN)

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng nhóm đối tượng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, điều hành và xử lý hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Tổ chức các lớp cán bộ nguồn trong quy hoạch ở các cấp để bổ sung, nâng cao kiến thức, hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết, phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.

Các lớp bồi dưỡng trong chương trình Bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ XIII của Đảng đang được triển khai. Học viên là những đồng chí được duyệt quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII); quy hoạch chức danh cấp trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương, giai đoạn 2020-2025; quy hoạch chức danh bí thư các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2026. Đây là bước đột phá trong công tác cán bộ, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, sức chiến đấu của Đảng và hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

Bốn là, ban thường vụ cấp ủy từng cấp căn cứ tình hình cụ thể sử dụng các cơ quan chuyên môn một cách phù hợp để tiến hành khảo sát, đánh giá chính xác nhân sự theo phân cấp, chủ động chuẩn bị nhân sự đại hội. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, tích cực của các cơ quan có thẩm quyền trong đánh giá cán bộ; đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy phải trên cơ sở quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ. Đồng thời, cần chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng. Trong công tác nhân sự, phải kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa việc nâng cao chất lượng cấp ủy với bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Công tác nhân sự phải tiến hành từng bước, từng việc, chắc chắn, thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch nhưng phải thật sự đúng người, đúng việc.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Năm 2019 là năm thứ tư của nhiệm kỳ 5 năm, có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi toàn bộ Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020. (Ảnh: TTXVN)

- Thực tế từ công tác nhân sự nhiệm kỳ XII vừa qua cho thấy, việc quy hoạch cán bộ chiến lược đã để lọt nhiều cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức, năng lực. Nhiều vụ việc sai phạm nghiêm trọng của cán bộ đảng viên lại được phát hiện qua nhân dân và báo chí. Đồng chí suy nghĩ như thế nào về điều này, cần làm gì để tăng cường hơn nữa hiệu quả thực hiện các quy định về đánh giá cán bộ, chế độ kiểm tra, giám sát cán bộ đảng viên… để tình trạng trên không xảy ra tại nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII?

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Đồng chí Mai Văn Chính: Thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực vẫn là do nhân dân, báo chí phát hiện. Việc tự phát hiện, phát giác tiêu cực, đấu tranh với tham nhũng trong nội bộ đơn vị, tổ chức còn hết sức hạn chế. Thực tế cho thấy, hầu như có rất ít cán bộ lãnh đạo, quản lý được đánh giá ở mức hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí, có cán bộ có khuyết điểm nhưng không được phát hiện, vẫn được đánh giá tốt để quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn. Đó chính là biểu hiện của việc nể nang, né tránh trong công tác đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Thời gian tới, sẽ tập trung khắc phục những hạn chế này, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành; kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên. Coi trọng cả cảnh báo, phòng ngừa, xử lý sai phạm và thẩm tra, xác minh, làm rõ thông tin, dư luận liên quan đến cán bộ. Tùy từng trường hợp, cấp có thẩm quyền có thể sẽ lập tổ khảo sát xuống phỏng vấn, trao đổi riêng với những người làm việc, công tác với ứng viên, cả ở cơ quan, cấp trên, cấp dưới, ngang cấp và cả hàng xóm nơi cư trú. Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, nghiêm cấm mọi biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tìm cách nâng người này, hạ người kia, gây nghi ngờ, làm mất đoàn kết nội bộ. Tiến hành rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin, nắm chắc cán bộ; đối với những đảng viên có vấn đề về chính trị phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận trước khi giới thiệu bầu vào cấp ủy.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10, Khóa XII. (Ảnh: TTXVN)

- Nỗ lực quyết liệt của Đảng trong cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí thời gian vừa qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực, được nhân dân tin tưởng, đánh giá cao; tuy nhiên, nhiều cán bộ cao cấp bị xử lý đã để lại những “khoảng trống” trong đội ngũ cán bộ. Ý kiến của đồng chí về vấn đề này như thế nào?

Đồng chí Mai Văn Chính: Có thể nói, công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí thời gian vừa qua đã có sự tham gia tích cực của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán; được triển khai quyết liệt, đồng bộ với nhiều biện pháp và đã mang lại những kết quả tích cực, nhiều vụ án lớn đã được đưa ra xét xử, không có vùng cấm, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cán bộ cấp cao đã bị kỷ luật, thậm chí bị truy tố. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn tiêu cực để tăng cường kỷ cương của Đảng và tính tôn nghiêm của pháp luật Nhà nước.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII

Việc xử lý kỷ luật đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước là hết sức đau lòng. Tuy nhiên, đây là việc làm rát cần thiết để góp phần chỉnh đốn Đảng.

Loại bỏ những người không đủ năng lực, uy tín, suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ra khỏi bộ máy lãnh đạo, quản lý không hề tạo “khoảng trống” trong đội ngũ cán bộ bởi lẽ đại đa số cán bộ, đảng viên đều có đức, có tài, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chỉ có một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, biến chất. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII của Đảng.

Làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là để tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

- Xin chân thành cảm ơn đồng chí./.

Đọc di chúc Bác Hồ: Nhìn về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng XIII
Theo VietNamPlus

Chủ đề Đại hội XIII của Đảng

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.